• 최종편집 2022-12-30(금)

Tiếng Việt
Home >  Tiếng Việt

실시간뉴스
  • Người nước ngoài có visa kinh doanh thương mại có đăng ký được tư cách cư trú vĩnh viễn hay không?
    <질문-Hỏi> Tôi là người nước ngoài đang sinh sống tại Quốc bằng visa kinh doanh thương mại(D-9). Tôi đã 2 lần học lớp 5 của chương trình hội nhập xã hội và có thời gian sinh sống lâu dài tại Hàn Quốc nên đã đến Cục quản lý xuất nhập cảnh để đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn. Những nhân viên phụ trách nói tôi vẫn chưa hoàn thành chương trình hội nhập xã hội và không đóng một khoản thuế nào đó nên không thể đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn. Rõ ràng tôi đã 2 lần học lớp 5 của chương trình hội nhập xã hội nhưng tại sao lại không đủ điều kiện đăng ký được? <Đáp> Để có được tư cách cư trú vĩnh viễn tại Hàn Quốc cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn thu nhập, tiêu chuẩn cư trú, năng lực tiếng Hàn..vv.(Điều kiện có đôi chút khác nhau tuy vào loại visa đang sở hữu). Trước tiên là tiêu chuẩn thu nhập, tổng thu nhập quốc dân GNI mỗi năm phải từ 37,62 triệu won trở lên, hoặc đối với người nhập cư phổ thông cần có tài sản cơ bản từ 60 tiệu won trở lên, người nước ngoài gốc Hàn cần có tài sản cơ bản từ 30 triệu won trở lên. Tài sản cơ bản được tính cả tiền mặt và tiền đặt cọc thuê nhà.  Tiêu chuẩn cư trú, người nước ngoài cư trú với visa hợp pháp tại Hàn Quốc từ 5 năm trở lên, năng lực tiếng Hàn sơ cấp và hoàn thành lớp 5 của chương trình hội nhập xã hội.(đạt từ 60 điểm trở lên trong kỳ thi đánh giá tổng quát). Trường hợp của người nhận tư vấn trên, kết quả điều tra thấy đáp ứng đủ tiêu chuẩn về thu nhập cơ bản. Tuy nhiên, đã học 2 lần lớp 5 của chương trình hội nhập xã hội nhưng đã không vượt qua được kỳ thi đánh giá tổng quát nên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn. Lần đầu tiên người này đã hoàn thành chương trình học lớp 5 và đã tham gia kỳ thi đánh gia tổng quát nhưng chỉ đạt 20 điểm, trong khi đó điểm vượt qua là 60 điểm trở lên. Lần thứ hai, người này có tham gia học chương trình lớp 5 lần 2 những đã không tham gia thi kỳ thi đánh giá tổng quát. Điều quan trọng cần nói đến ở đây là trước năm 2019 nếu không vượt qua được kỳ thì đánh gia tổng quát nhưng học 2 lần chương trìn hội nhập xã hội thì sẽ được chấp nhận là đã hoàn thành chương trình hội nhập xã hội, tuy nhiên từ năm 2019 nếu học 2 lần thì điểm đánh giá giảm xuống còn 40 điểm nên nhất định phải tham gia kỳ thì đánh giá tổng quát. Người nhận tự vấn trên vẫn nghĩ theo tiêu chuẩn xét tuyển cũ nên tưởng mình đã hoàn thành chương trình hội nhập xã hội. Ngoài ra, người nước ngoài trên còn có lịch sử không đóng thuế khu vực trong quá trình kinh doanh. Do đó, để đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn người này cần phải đóng thuế địa phương và thi lại bài kiểm tra đánh giá tổng quát lớp 5 của chương trình hội nhập xã hội. Lớp 5 của chương trình hội nhập xã hội không thể học lần thứ 3.   'Trung tâm hỗ trợ Visa và luật pháp đời sống Papaya Story' Tiếng Trung 070-4196-8820 Tiếng Việt 070-4293-8820 Tiếng Nga 010-4626-8821 Tiếng Thái 010-4823-8821 Tiếng Anh 070-4196-8821 Tiếng Hàn 031-8001-0211
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-02-04
  • Người nước ngoài hoàn tất tiêm chủng Covid-19 có thể tái nhập cảnh từ 2 lần trở lên.
    Chính phủ quyết định sửa đổi chính sách cung cấp ưu đãi cho những người đã hoàn tất tiêm chủng, trước đó đối với người nước ngoài có đăng ký chỉ được tái nhập cảnh 1 lần trong giấy phép tái nhập cảnh, bắt đầu từ ngày 28/12 sẽ được tái nhập cảnh trên 2 lần trong một lần xin giấy tái nhập cảnh. Chính phủ đã công bố kế hoạch này thông qua trang Hi Korea vào ngày 27 tháng 12. Những đối tượng được áp dụng chế độ tái nhập cảnh này là những người nước ngoài có đăng ký đã hoàn tất tiêm chủng Covid-19 cùng với con cái vị thành niên của họ.  Người nước ngoài có thể xuất cảnh và tái nhập cảnh nhiều lần, phí đăng ký là miễn phí. Trước khi xuất cảnh cần đăng ký giấy phép tái nhập cảnh trên trang điện tử Hi Korea.  Trong thời gian cho phép người nước ngoài có thể tái nhập cảnh trên 2 lần, thời gian cho phép tái nhập cảnh được cấp tối đa là 1 năm trong phạm vi không quá thời hạn lưu trú và thời hạn của hộ chiếu. Trước đó, đối với những trường hợp xuất cảnh vì những lý do khẩn cấp như người thân tử vong chỉ có thể đăng ký tái nhập cảnh trong ngày tại sân bay và chỉ nhận được giấy phép tái nhập cảnh 1 lần. Những trường hợp không có lý do chính đáng sẽ không được cấp, và có nhiều trường hợp không thể xuất cảnh đúng giờ vì thủ tục đăng ký phức tạp.  Tuy nhiên, đối với người có visa người nước ngoài gốc Hàn Quốc(F-4) có thể tái nhập cảnh Hàn Quốc sau xuất cảnh mà không cần xin giấy phép tái nhập cảnh. Người nước ngoài vì mục đích ngoại giao và công vụ, người tị nạn được công nhận và người nước ngoài cư trú dài hạn đã xuất cảnh trước ngày 31 tháng 5 năm 2020 cũng có thể tái nhập cảnh mà không cần xin giấy phép tái nhập cảnh.  Để cấp giấy phép tái nhập cảnh cần phải nộp bản xác nhận và lịch sử tiêm chủng(bằng giấy/điện tử) trên hệ thống tiêm chủng nội địa. Cũng có thể sử dụng miếng dán chứng nhận tiêm chủng đằng sau chứng minh thư do Trung tâm phúc lới hành chính(ủy ban nhân dân) cấp.  Nếu xuất cảnh mà không có giấy phép tái nhập cảnh, chứng minh thư người nước ngoài sẽ bị tự động hủy.  Người nước ngoài muốn nhập cảnh lại Hàn Quốc phải nộp kết quả xét nghiệm PCR âm tính được cấp trong vòng 72 giờ trước ngày khởi hành. Nếu không có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc không xuất trình có thể bị hạn chế lên máy bay và từ chối nhập cảnh. Phóng viên Lee Jieun
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2021-12-29
  • Phí bảo hiểm y tế của người nước ngoài đang 'cứu' bảo hiểm ý tế Hàn Quốc.
      Được biết rằng, bảo hiểm y tế của Hàn Quốc, vốn đang bị thâm hụt kinh niên đã được hỗ trợ nhờ phí bảo hiểm mà người nước ngoài đóng. Năm ngoái, bảo hiểm y tế Hàn Quốc đã lỗ khoảng 900 tỷ, nhưng số lãi từ phí bảo hiểm mà người nước ngoài đóng là 600 tỷ won, bù đắp cho mức thâm hụt nói chung.  Đại biểu Quốc hội Koh Young-in(Đảng Dân chủ, Ansan Danwon-gap) đã công bố trong diễn đàn học tập suốt đời năm 2021 do Trung tâm học tập suốt đời thành phố Ansan tổ chức vào ngày 30/11 với chủ đề 'Thành phố giao lưu văn hóa, Ansan! Ôm cả thế giới'.  Đại biểu Koh đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề Chính sách học tập suốt đời đa văn hóa cùng với bày tỏ "Gần đây, một số người cho rằng người nước ngoài gian lận trong bảo hiểm y tế, nhưng điều này không đúng. Đây là định kiến và nhận thức sai lầm lớn nên chúng tôi muốn đính chính lại sự thật. Năm ngoái, thâm hụt bảo hiểm y tế của Hàn Quốc lên tới 900 tỷ won, nhưng thặng dư bảo hiểm y tế do người nước ngoài chi trả là 600 tỷ won. Nhờ đó mà tổng thâm hụt giảm xuống còn 300 tỷ won."  Theo ‘Tình hình đóng và gia nhập bảo hiểm y tế của người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc’ do đại biểu Koh Young-in đưa ra, bảo hiểm y tế của người nước ngoài thặng dư từ trước năm 2017.  Thặng dư bảo hiểm y tế nước ngoài tăng từ 247,8 tỷ won năm 2017 là 225,1 tỷ won năm 2018, 365,1 tỷ won năm 2019 và 571,5 tỷ won năm 2020.  Trong cùng thời kỳ, số lượng người nước ngoài tham gia bảo hiểm tăng gấp 1,5 lần so với năm 2017 lên 1,22 triệu. Mặt khác, thâm hụt bảo hiểm y tế của Hàn Quốc lên đến 924,6 tỷ won vào năm 2020, nhờ thặng dư trong bảo hiểm y tế 571,5 tỷ won từ người nước ngoài nên mức thiệt hại giảm xuống còn 353,1 tỷ won. Phí bảo hiểm y tế mà người nước ngoài đóng đang duy trì bảo hiểm y tế Hàn Quốc  Điều làm cho chính phủ có thặng dư lớn trong bảo hiểm y tế nước ngoài là từ tháng 7 năm 2017, chính phủ yêu cầu tât cả người nước ngoài lưu trú từ 6 tháng trở lên bắt buộc phải gia nhập bảo hiểm y tế, do không thể xác định được chính xác tài sản của người nước ngoài nên yêu cầu đóng phí bảo hiểm đồng nhất đối với tất cả người nước ngoài là 130.000won/người(phí bảo hiểm y tế 118.000won + 13.000won phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dài hạn).  Không công bằng đối với người nước ngoài tự gia nhập bảo hiểm(người gia nhập theo khu vực), chỉ vợ(chồng). con cái thành niên mới có có thể đăng ký làm người phụ thuộc. Các thành viên con lại phải tự tham gia bảo hiểm y tế.  Nếu là gia đình nước ngoài có các thành viên bố, bà và con gái học đại học thì gia đình đó phải đóng số tiền bảo hiểm hàng tháng là 130.000won/người tổng phải đóng là 390.000won. Đại biểu Koh nêu rõ nhận định: "Người nước ngoài nhận điều trị ít hơn so với phí bảo hiểm mà họ đóng. Chúng ta cần giảm định kiến và cần có một cái nhìn đúng đắn về người nước ngoài." Tiếp theo là phần liên quan đến học tập suốt đời của gia đình đa văn hóa, Đại biể Koh nói tiếp: "Tỉ lệ thanh thiếu niên gia đình đa văn hóa bỏ học là 1,17%, cao hơn 0,87% so với tổng thể. Để đảm bảo bình đẳng trong giáo dục cần mở rộng tính đa dạng và bình đẳng xã hội bằng cách mở rộng mạng lưới hỗ trợ giáo dục suốt đời. Phóng viên Song Hasung  
    • Tiếng Việt
    • phúc lợi
    2021-12-07
  • “Hỗ Trợ Tiền Thu Nhập Cơ Bản Lúc Thiên Tai Cho Tất Cả Người Dân và Người Nước Ngoài Trong Tỉnh"
    <사진 경기도>   <한국어 http://danews.kr/news/view.php?no=6607>   Tỉnh Gyeonggy, quyết định hỗ trợ tiền thu nhập cơ bản đợt 3 cho cả những đối tượng không được nhận trợ cấp của chính phủ.    Gần đây chính phủ đã quyết định hỗ trợ tiền trợ cấp thiên tai cho 88% dân số và ngoại trừ 12% dân số có mức thu nhập cao, nhưng tỉnh Gyeonggy đã quyết định trợ cấp tiền thu nhập cơ bản đợt 3 mỗi người là 250 nghìn won cho toàn bộ người dân trong tỉnh kể cả 12% dân số có thu nhập cao.     Ngày 13, trong cuộc họp báo tại UBND tỉnh có nội dung 'thông báo hỗ trợ tiền trợ cấp thu nhập cơ bản đợt 3 cho toàn dân' chủ tịch Lee Jae Myeong cho biết: Tỉnh đã cân nhắc về hiệu quả kinh tế và tính đương nhiên của việc hỗ trợ bổ sung tiền trợ cấp nên sẽ hỗ trợ đợt 3 cho toàn bộ người dân cả những đối tượng không được trợ cấp đợt 5 của chính phủ"    Ông nhấn mạnh: "Thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid19 có thể khác nhau nhưng tất cả người dân đang cùng gánh chịu. Để thực hiện được hệ thống phòng dịch Korea đáng tự hào của người Hàn Quốc thì đều có sự hợp tác và hy sinh của người dân" và "tất cả người dân đã cùng chia sẻ gánh nặng và chịu đau thương, hợp tác tích cực trong công tác phòng dịch của chính phụ nên họ xứng đáng được nhận bồi thường.     Ông nói thêm: "thu nhập cơ bản lúc thiên tai không đơn thuần chỉ là chính sách phúc lợi mà còn là chính sách làm tăng thu nhập tạm thời thúc đẩy chi tiêu, linh hoạt hóa kinh tế khu vực bằng cách hỗ trợ bằng tiền tệ khu vực được giới hạn về thời gian và nơi sử dụng" và "việc hỗ trợ cho 12% dân số không được nhận trợ cấp do vấn đề thiếu hụt tài chính của chính phủ là việc mở rộng củng cố cho chính sách của chính phủ, việc này phù hợp với mục đích của quản lý khu vực".     Ông chia sẻ thêm, với quyết định hỗ trợ tiền thu nhập cơ bản cho toàn dân trong tỉnh thì những tỉnh khác xét theo kinh tế chỉ hỗ trợ cho 88% dân số.  Vì vây, ở các tỉnh thành khác có thể tất cả người dân không nhận được tiền thu nhập cơ bản.      Về vấn đề này ông bày tỏ: "tất cả các chính sách đều có ưu và nhược điểm, cần tôn trọng hoàn cảnh của tỉnh Gyeonggy và các tỉnh khác" và "mong tổ chức quản lý khu vực hiểu cho sự khác biệt đó"   Vào tháng 4 và tháng 2 năm ngoái(người nước ngoài là tháng4), tỉnh Gyeonggy đã hỗ trợ 2 đợt tiền thu nhập cơ bản lúc thiên tai cho tất cả người dân và gia đình đa văn hóa.    Kết quả đợt đăng ký tiền thu nhập cơ bản lúc thiên tai của người nước ngoài trong tháng 4 vừa qua là đạt 90.6% lượt đăng ký, trợ cấp mỗi người 100 nghìn won cho tổng số 470 nghìn 600 người.    Nhưng đây chỉ là số liệu tính đến ngày 19 tháng 1, trong tổng số 570 nghìn người thì có những người không đăng ký được do quá hạn cư trú, đang ra hạn visa, do thay đổi địa chỉ..vv  Nếu tính cả những người không đăng ký được thì trong tổng 570 nghìn 681 người đã trợ cấp cho 407 nghìn 632 người, đạt 71.4%.     Đây là con số cách xa với số lượng đăng ký 97.2% của người Hàn.
    • Tiếng Việt
    • Thông tin cuộc sống
    2021-09-09
  • Miễn cách li cho người xuất cảnh khi quay trở lại Hàn quốc nếu đã qua 14 ngày sau khi tiêm vắcxin.
    Vấn đề người nước ngoài đã hoàn thành tiêm vắcxin sau khi về đất nước họ và khi quay trở lại thì có phải cách hay không đang rất được quan tâm.   Miễn cách li khi đã hoàn thành tiêm vắcxin Người hoàn thành tiêm vắcxin là người đã qua 14 ngày kể từ sau khi hoàn thành tiêm vắcxin loại 1 mũi và loại 2 mũi.   Người nước ngoài sau khi hoàn thành tiêm vắcxin mà về nước và quay trở lại Hàn Quốc sẽ được miễn cách li với  điều kiện đã qua 14 ngày kể từ khi hoàn thành tiêm vắcxin.   Đây là điều kiện mới của Sở quản lý bệnh tật áp dụng từ ngày 30/8. Do đó, nếu hoàn thành tiêm mũi 2 vào ngày 1/9 sau đó về nước và quay trở lại Hàn Quốc vào ngày 16/9 thì sẽ được miễn cách li. Và nếu nhập cảnh lại trước ngày 15 sẽ vẫn phải cách li.   Cách xác nhận đã hoàn thành tiêm vắcxin là? Có 3 cách xác nhận mình đã tiêm vắcxin là ▲online ▲điện thoại ▲tem(sticker) dán trên chứng minh thư   ① Xác nhận online: đăng nhập vào trang chủ của Sở quản lý bệnh tật (https://nip.kdca.go.kr/irgd/civil.do?MnLv1=1)sau đó xác nhận thông tin các nhận và rút giấy chứng nhận tại đây.   ② Xác nhận trên điện thoại: kiểm tra trên ứng dụng ‘COOV’   ③ Dán tem trên chứng minh thư: Có thể đến các trung tâm phúc lợi hành chính(행정복지센터) để dán tem đã tiêm vắcxin vào chứng minh thư và xin giấy xác nhận.   Yêu cầu giấy kết quả kiểm tra Corona PCR Đối với người đã xuất cảnh và quay trở lại Hàn quốc kể cả những người đã tiêm vắcxin thì đều cần phải nộp giấy kết quả xét nghiệm Corona(PCR). Để ngăn chặn khả năng lây lan không triệu chứng thì tăng số lần xét nghiệm từ 2 lần lên 3 lần.   Do đó, những người nước ngoài muốn quay trở lại Hàn Quốc cần phải đi xét nghiệm Corona và nộp giấy chứng nhận tại sân bay, sau khi nhập cảnh ngày thứ nhất phải đến trạm y tế để kiểm tra và đến ngày thứ 6~7 phải đi kiểm tra Corona lần thứ 3.   Phải tự cách li ở nhà cho đến lúc có kết quả âm tính và trên ứng dụng quản lý cách li tại nhà cũng có kết quả âm tính lúc đó mới hủy theo dõi.   Kết quả xét nghiệm nộp khi nhập cảnh là âm tính nhưng trong kết quả kiểm tra sau khi nhập cảnh lần 2 và lần 3 là dương tính thì sẽ trở thành người nhiễm Corona. Hệ thống giám sát tự động chỉ hủy giám sát khi kết quả xét nghiệm lần 3 là âm tính và sau 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.   Trưởng viện nghiên cứu y tế quốc gia cho biết "Để nâng cao hiệu quả hành chính và tiện lợi cho người nhập cảnh thì chúng tôi đã thay đổi điều kiện miễn cách li cho trường hợp nhập cảnh đã qua 14 ngày kể từ khi hoàn thành tiêm vắcxin" và "để tránh trường hợp người hoàn thành tiêm vắcxin có thể nhiễm Corona không triệu chứng nên yêu cầu bổ sung thêm giấy PCR kết quả xét nghiệm Corona lần 1, và tăng cường việc ngăn chặn lây nhiễm cộng độn". 황나리 기자
    • Tiếng Việt
    • Visa
    2021-09-02
  • "Người từ 18~49 tuổi đăng ký tiêm vắcxin từ ngày 9/8.. người nước ngoài cũng có thể đăng ký"
    <사진 평택시>   <한국어 : http://www.danews.kr/news/view.php?no=6620>   Công bố triển khai kế hoạch tiêm phòng dịch Covid19, tiêm vắcxin từ ngày 26/8 đến ngày 30/9.     Người từ 18~49 tuổi đặt lịch từ ngày mùng 9  Những người từ 18~49 tuổi bắt đầu đặt lịch tiêm vắcxin từ ngày 9/8 đến hết ngày 30/9 trên hệ thống đặt lịch tiêm phòng của Sở quản lý bệnh tật (ncvr.kdca.go.kr). Người nước ngoài cũng đặt lịch cùng thời gian và tiêm vắcxin như người Hàn. Lịch đăng kí tiêm vắcxin được chia làm 10 đợt đăng ký theo số cuối cùng của ngày tháng năm sinh trong CMT.    Theo như kế hoạch triển khai tiêm phòng trong quý 3 của Đoàn thể đối phó và thúc đẩy tiêm phòng dịch Covid19 của Sở quản lý bệnh tật để đạt được mục tiêu giữa tháng 9 70%(36 triệu dân) dân số được tiêm vắcxin đợt 1 thì tiến hành nhanh chóng tiêm vắcxin cho người từ 18~49 tuổi và đưa ra các đối sách hỗ trợ những người không thể đăng ký tiêm.     Kế hoạch triển khai tháng 8~9 là ▲Đến giữa tháng9, 36 triệu người(70% dân số) được tiêm đợt1 ▲Tiêm phòng an toàn và nhanh chóng với quy mô lớn cho các đối tượng từ 18~49 tuổi và độ tuổi 50 ▲Đưa ra các đối sách hỗ trợ những người khó tiêm phòng(người tàn tật, các bệnh nhân..vv) ▲Nâng cao tỉ lệ tiêm phòng cho người già sức yêu và người chưa tiêm thì được tiêm ▲Thay đổi hình thức đặt lịch và cải thiện hệ thống.     Đặt lịch tiêm theo 10 đợt đăng ký là như thế nào?   Người từ 18~49 tuổi(khoảng 17triệu 777người) sẽ tiêm vắcxin sau khi đăng ký lịch tiêm theo 10 đợt được chia theo ngày. Đăng kí lịch tiêm theo số cuối cùng của ngày tháng năm sinh, phân chia đồng đều lượng thuốc theo số lượng đăng ký đến từng cơ quan y tế và theo từng ngày để nâng cao tính công bằng và thuận lợi trong việc tiêm phòng.     Đặt lịch tiêm bắt đầu từ ngày 9~18 tháng8 và được chia làm 10 đợt, số cuối cùng của ngày tháng năm sinh phải trùng với số cuối của ngày đăng ký thì mới đăng ký được.     Ngày đặt lịch tiêm bắt đầu từ ngày mùng9 nên những ngưới có số cuối của ngày tháng năm sinh là số 9 sẽ đăng ký đầu tiên, còn người có số cuối là số 8 thì sẽ đăng ký vào ngày cuối cùng, ngày 18.     Thời gian đăng ký cho các đối tượng là từ 20h đến 18h ngày hôm sau.  Nếu không đăng ký được theo thời gian quy định thì sẽ đăng ký lại vào ngày 19/8 (người từ 36~49 tuổi), ngày 20(người từ 18~49 tuổi). Ngày 21, người dưới 49 tuổi sẽ đăng ký và từ ngày 22/8~ 17/9 tất cả những người chưa đăng ký ở mọi lứa tuổi sẽ được đăng ký hoặc có thể thay đổi ngày.     Bắt đầu tiêm vắcxin từ khi nào?  Người từ 18~49 tuổi bắt đầu tiêm từ ngày 26/8~30/9, có thể tiêm ở nơi mình mong muốn như Trung tâm tiêm phòng hoặc các cơ quan y tế được ủy thác bằng vaccine mRNA(pfize vắcxin, moderna vắcxin).     Trong số những người dưới 49 tuổi sẽ ưu tiên cho gần 200 người làm công việc bắt buộc bên giao thông công cộng, giao hàng, vệ sinh môi trường..vv hoặc giáo viên, người tiếp xúc với thanh thiếu niên, nhi đồng tiêm trước. Họ bắt đầu tiêm từ ngày 17/8.   Kế hoạch tiêm phòng của quý 4  Qúy 4(tháng10~12) tạo cơ hội tiêm cho những người chưa được tiêm khi quý 3 đã hoàn thành tiêm đợt 1 cho 36 triệu dân trên tổng 52 triệu dân.    Theo tiêu chuẩn đăng ký tiêm phòng dịch Covid19 trong nước thì phụ nữ mang thai, trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là đối tượng ngoại lệ nhưng cơ quan thi hành sẽ tiến hành các đợt kiểm tra theo nhiều chiều hướng như thay đổi các tiêu chuẩn cho phép, thu thập ý kiến của các chuyên gia..vv để có thể tiêm vắcxin cho tất cả các đối tượng.    Về vấn đề tiêm bổ sung, trong quý4 sẽ kiểm định lại phương án thực hiện tiêm bổ sung cho những người có vấn đề nguy hiểm về sức khỏe và những người đã tiêm vắcxin Varal vector trước, thông qua ý kiến của các chuyên gia trên cơ sở nghiên cứu trong nước và các ví dụ ở nước ngoài.    Trưởng cơ quan thi hành Jeong Eun Gyeong cho biết: "từ tháng 8~9 những người dưới 49 tuổi sẽ chính thức tiêm vắcxin và hơn hết là tiêm một cách àn toàn" và "chúng tôi sẽ gửi thông báo nhanh chóng, đưa ra cách đối phó kịp thời để giảm bất tiện và bất an cho các đối tượng bất đắc dĩ phải đổi ngày tiêm và đổi loại vắcxin do vấn đề cung cấp vắcxin.      
    • Tiếng Việt
    • Thông tin cuộc sống
    2021-08-23

실시간 Tiếng Việt 기사

  • Người nước ngoài nên cân nhắc điều gì khi mua chiếc ô tô đầu tiên?
    "Tôi là lao động người nước ngoài đã làm việc tại Hàn Quốc được 3 năm với mức lương hàng năm là 25 triệu won. Sau khi sống ở Hàn Quốc một thời gian, tôi nghĩ đến việc mua một chiếc ô tô và đi du lịch cùng bạn bè. Vì vậy, tôi đang tìm kiếm một chiếc xe cũ. Tôi nên cân nhắc điều gì trước khi mua xe" Gần đây, có ngày càng nhiều người nước ngoài mua ô tô cũ. Khi mua ô tô, bạn có thể mua bằng tiền mặt hoặc trả góp, nhưng trả góp ô tô thường tính lãi cao hơn so với vay thông thường, nên tốt hơn hết bạn nên mua bằng tiền mặt nếu có thể. Khi mua một chiếc ô tô, ban đầu có thể bạn chỉ nghĩ đến giá cả khi mua, nhưng bạn cũng nên nhớ rằng có rất nhiều chi phí cần thiết cho việc bảo dưỡng như ▲ Bảo hiểm ▲ Thuế ▲ Chi phí xăng dầu ▲ Chi phí sửa chữa, v.v. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng mình cần một chiếc ô tô để có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn ở Hàn Quốc, thì nên cân nhắc 3 điều sau. Ba lời khuyên này được đưa ra bởi Kim Kyeong-Pil của Korea Money Training Lab. 1. Chỉ sử dụng từ 5 ~ 7% tiền lương hàng tháng cho chi phí bảo dưỡng xe và đi lại 2. Mua xe trị giá trong vòng từ 5 ~ 6 tháng lương 3. Đối với các gia đình đa văn hóa, nên cân nhắc khi mua xe trả góp, vì sau này, khi mua nhà tại Hàn Quốc thì hạn mức cho vay thế chấp để có thể sẽ bị hạ thấp Theo đó, một lao động người nước ngoài với mức lương hàng năm là 25 triệu won nên mua một chiếc ô tô dưới 12 triệu won. Và nên sử dụng khoảng 100,000 won cho chi phí bảo dưỡng. Vào tuần tới, chúng tôi sẽ cùng với các chuyên gia chia sẻ thêm về những điều cần thiết khi mua xe cũ.   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-17
  • Một gia đình đa văn hóa của một lao động người nước ngoài thành công tại Hàn Quốc
    Bài viết dưới đây là bài phát biểu của Ho Su-jin đến từ Việt Nam trong tự truyện về chủ đề thích nghi cuộc sống Hàn Quốc của phụ nữ kết hôn nhập cư tại chương trình ‘Gia đình thành phố Gunpo Home coming Day’ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11 vừa qua. Chúng tôi xin được phép giới thiệu đến các bạn những gian khó trong quá trình thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc cũng như những hạnh phúc và hy vọng về tương lai của người phụ nữ kết hôn nhập cư. <Ảnh=Papaya Story>   Xin chào. Tôi tên là Ho Su-jin đến từ TP Hồ Chí Minh, một thành phố thuộc miền nam Việt Nam. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của TP Hồ Chí Minh. Gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và đông anh chị em. Tôi là con thứ 8 trong gia đình có 10 anh chị em. Trên tôi có 7 anh trai, chị gái và dưới tôi có 2 em. Có lẽ vì nhà đông anh chị em nên tôi trưởng thành khá sớm và từ nhỏ tôi đã nhận thức được gia cảnh khó khăn của mình. Vì vậy, tôi tự nhủ rằng tôi phải học tập thật chăm chỉ và thành công để có thể giúp đỡ cha mẹ. Vì lý do này, tôi đã mang ước mơ được đến Hàn Quốc để kiếm tiền, và cuối cùng tôi đã có thể đến Hàn Quốc với tư cách là một lao động người nước ngoài.   Chuyển đổi từ visa E-9 sang E-7 Những ngày đầu tiên khi đến Hàn Quốc, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết và thức ăn khác biệt so với quê hương của tôi. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi sống một mình xa gia đình nên tôi nhớ quê hương và gia đình vô cùng. Sống một mình nơi đất khách xa xôi và làm việc ca đêm trong suốt một thời gian đã khiến cả tâm hồn và thể xác tôi thường xuyên đau bệnh vì nhớ nhung. Nhưng trong tôi có ước mơ và trong khoảng thời gian vượt qua khó khăn đã giúp tôi dần quen với cuộc sống ở Hàn Quốc. Khi tôi dần quen với cuộc sống ở Hàn Quốc, tôi nghĩ rằng mình nên tận dụng thời gian ban ngày để học tiếng Hàn vì tôi làm việc ca đêm. Vì vậy, tôi đã đến Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa và cố gắng chăm chỉ học tiếng Hàn. Nhờ chăm chỉ học tiếng Hàn mà tôi đã đạt điểm cao trong kỳ thi TOPIK và đã có thể đổi sang visa lao động lành nghề E-7. Nhờ có visa này mà tôi đã có thể lưu trú tại Hàn Quốc lâu hơn.   Lập gia đình nhưng còn có khó khăn khác Tôi đã không nghĩ đến chuyện hôn nhân trong một thời gian khá dài vì tôi cần kiếm tiền để giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Rồi một hôm, tôi đến một tiệm làm tóc để làm tóc, thì chủ tiệm nói sẽ giới thiệu cho tôi một người tốt. Người đó là một khách quen của chủ tiệm, anh ấy sinh năm 85, bằng tuổi tôi. Chắc có lẽ là do duyên số, một thời gian sau, chồng tôi đã liên lạc để gặp tôi và chúng tôi đã gặp nhau ở gần nhà, ăn tối và đi uống cà phê để có thể tìm hiểu về nhau nhiều hơn. Sau buổi gặp đầu tiên như thế, chúng tôi bắt đầu hẹn hò với mục đích tiến tới hôn nhân và sau đó chúng tôi đã kết hôn sau 6 tháng yêu nhau. Vì tôi đã sống một mình xa gia đình trong một thời gian dài, tôi rất háo hức và hạnh phúc khi nghĩ rằng mình sẽ có một gia đình ở Hàn Quốc. Nhưng sau khi kết hôn, đã có những khó khăn khác xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại.   Giao tiếp là một vấn đề quan trọng Vì là người nước ngoài, lại không thông thạo tiếng Hàn nên tôi nghĩ mình chưa hiểu ý của chồng và mẹ chồng. Cũng có lúc mẹ chồng không hài lòng về tôi vì những hiểu lầm đáng tiếc. Tôi đã rất cố gắng theo cách của mình nhưng khác với con dâu Hàn Quốc nên đã có nhiều xung đột với gia đình chồng. Đặc biệt, tôi thường xuyên cãi vã với chồng vì chúng tôi có những quan điểm khác nhau về 'Nuôi dạy con cái' và 'Phương pháp giáo dục'. Có nhiều ý kiến cho rằng, hầu hết các gia đình đa văn hóa đều có nhiều xung đột quan điểm do khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán và phương pháp nuôi dạy con cái. Và vấn đề này không chỉ là vấn đề của gia đình chúng tôi, mà là vấn đề của tất cả các gia đình đa văn hóa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi nên học tiếng Hàn chăm chỉ hơn nữa. Tôi lạc quan tin rằng nếu tôi giỏi tiếng Hàn, tôi sẽ có thể giao tiếp với chồng hoặc mẹ chồng suôn sẻ hơn, chúng tôi sẽ có thể hiểu nhau sâu sắc hơn và sẽ có thể từng bước một giải quyết được những vấn đề khó khăn.   Cuộc sống Hàn Quốc hạnh phúc hơn Dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng hiện tại chồng tôi, tôi và hai con đang cùng chung sống rất hạnh phúc trong một gia đình hòa thuận. Đôi khi tôi cũng chạnh lòng, nhưng dù sao thì tôi cũng rất biết ơn vì chồng và mẹ chồng đã luôn ở bên và cùng nhau chăm sóc hai đứa con yêu quý của tôi. Mong ước của tôi là gia đình chúng tôi sẽ luôn khỏe mạnh và tràn ngập tiếng cười. Và tôi hy vọng tất cả mọi người cũng sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-16
  • Khởi nghiệp với một ý tưởng kinh doanh độc đáo và nhận visa để có thể định cư tại Hàn Quốc!
      Với mục đích nâng cao việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Hàn Quốc và trang bị khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua việc thu hút nhân tài người nước ngoài vào Hàn Quốc.   Những lao động người nước ngoài đang làm việc tại Hàn Quốc hay những bạn du học sinh tại Hàn Quốc cũng có thể nghĩ đến cách khởi nghiệp và định cư tại Hàn Quốc. Và nếu như bạn giành chiến thắng trong một cuộc thi như 'K-Startup Grand Challenge', thì bạn sẽ có thể được cấp visa đến Hàn Quốc và chính thức bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Quá trình tiến hành cuộc thi Sau khi thông qua quá trình xét duyệt và kiểm tra năng lực, vào tháng 7 vừa qua đã chọn ra 51 đội khởi nghiệp dự kiến sang Hàn Quốc. Và 51 đội này đã đến Hàn Quốc vào tháng 8 và nhận khóa đào tạo Người lập kế hoạch khởi nghiệp trong nước tại Trung tâm khởi nghiệp tỉnh Gyeonggi trong 15 tuần để chuẩn bị cho cuộc thi này. Kết quả là 30 đội dẫn đầu đã được chọn. Kết quả của cuộc thi năm nay Vị trí thứ hai với số tiền thưởng là 70,000 USD đã thuộc về đội myFirst của đội Singapore. Đội myFirst đã giới thiệu về 'Giải pháp quản lý và thiết bị thông minh dành cho trẻ em'. 30 đội dẫn đầu, bao gồm 10 đội nhận được tiền thưởng, cũng đã nhận được phí hỗ trợ định cư trong 15 tuần là 12,25 triệu won. Ngoài ra, cũng sẽ hỗ trợ thêm các khóa đào tạo, mạng lưới và không gian văn phòng miễn phí cho những người có kế hoạch khởi nghiệp trong nước vào nửa đầu năm tới để có thể thúc đẩy mô hình kinh doanh.   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-15
  • Bộ Tư pháp, thi hành Chế độ tự nguyện xuất cảnh đặc biệt dành cho người nước ngoài bất hợp pháp
    Bộ Tư pháp đã thông báo sẽ thi hành 'Chế độ tự nguyện xuất cảnh đặc biệt dành cho người nước ngoài bất hợp pháp' từ ngày 7 tháng 11 đến ngày 28 tháng 2 năm 2023. Khi người nước ngoài bất hợp pháp tự nguyện xuất cảnh trong thời gian này sẽ được miễn đóng tiền phạt và không bị hạn chế nhập cảnh.   Hằng năm, hầu như Bộ Tư pháp sẽ thi hành Chế độ tự nguyện xuất cảnh như thế này, nhưng sau lần thi hành vào đầu năm nay thì đây là lần tái thi hành sau gần 6 tháng. Mặc dù số lượng người nước ngoài tự nguyện xuất cảnh đang ngày càng tăng kể từ khi bắt đầu đợt phối hợp truy quét người nước ngoài bất hợp pháp của chính phủ vào ngày 11 tháng 10 vừa qua, nhưng do các chuyến bay chưa được vận hành bình thường bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên chế độ này được thi hành như việc đặc biệt xem xét đối với các trường hợp người nước ngoài không thể xuất cảnh. Nội dung chính của 'Chế độ tự nguyện xuất cảnh đặc biệt dành cho người nước ngoài bất hợp pháp' như sau.   ◆ (Thời gian) Ngày 07/11/2022 (Thứ 2) - 28/02/2023 (Thứ 3) ◆ (Đối tượng) Tất cả những người nước ngoài bất hợp pháp tự nguyện xuất cảnh - Ngoại trừ những trường hợp người nhập cư trái phép, người sử dụng hộ chiếu giả, người phạm tội hình sự, người vi phạm các quy tắc phòng dịch, người không tuân thủ lệnh xuất cảnh, v.v. ◆ (Quyền lợi) Được miễn đóng phạt và không bị hạn chế nhập cảnh trong trường hợp tự nguyện xuất cảnh   Bộ Tư pháp đang đặc biệt khuyến nghị việc tự nguyện xuất cảnh theo chế độ này. Vì trong trường hợp những người lưu trú bất hợp pháp bị bắt khi không đăng ký tự nguyện xuất cảnh trong thời gian trên, sẽ bị phạt lên đến 30 triệu won và sẽ tăng cường lệnh cấm nhập cảnh. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đối với những người nước ngoài tự nguyện xuất cảnh theo chế độ này là việc không bị hạn chế nhập cảnh không đồng nghĩa với việc đảm bảo được nhập cảnh vào Hàn Quốc sau khi xuất cảnh. Khi người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc sau khi xuất cảnh, thì vẫn phải trải qua quá trình xét duyệt visa, và dù cho là hồ sơ xin visa hợp pháp và bình thường thì vẫn có khả năng bị từ chối theo quyết định của Đại sứ quán Hàn Quốc.   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-11
  • Để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc trong 11 năm qua 'Bản thân mình đã cố gắng hết sức rồi ... đã vất vả nhiều rồi ...'
    Bài viết dưới đây là những chia sẻ của cô Park Mi-hyang đến từ Trung Quốc trong tự truyện về chủ đề thích nghi cuộc sống Hàn Quốc của phụ nữ kết hôn nhập cư tại chương trình ‘Gia đình thành phố Gunpo Home coming Day’ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11 vừa qua. Chúng tôi xin được phép giới thiệu đến các bạn những gian khó trong quá trình thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc cũng như những hạnh phúc và hy vọng về tương lai của người phụ nữ kết hôn nhập cư. <Ảnh=Papaya Story>   Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Tôi là Park Mi-hyang đến từ Thẩm Dương, Trung Quốc. Tôi đã đến Hàn Quốc được 11 năm và đã kết hôn được 10 năm. Tôi là người dân tộc thiểu số gốc Triều Tiên của Trung Quốc. Từ khi còn nhỏ, tôi đã theo học các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Hàn-Trung. Và tôi đã tốt nghiệp tại một trường đại học ở tỉnh Sơn Đông. Tôi đã học chuyên ngành tiếng Nhật ở trường đại học và đã đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp. Và tôi cũng đã theo học chuyên ngành tiếng Nhật tại một trường cao học ở Nhật Bản. Sau 4 năm học đại học ở Nhật Bản, tôi đã đi làm thêm ở nhiều nơi và tự trang trải chi phí sinh hoạt, học phí và chi phí du học. Tuy vất vả nhưng tôi thật sự rất vui và đó là khoảng thời gian mà tôi trưởng thành nhất.   Mối nhân duyên với chồng Năm 2011, thông qua giới thiệu của một người bạn ở Trung Quốc, tôi đã liên lạc với chồng hiện tại qua e-mail. Và vào khoảng tháng 5 năm 2011, tôi đã gặp chồng tôi lần đầu tiên tại Nagoya khi anh ấy đến Nhật Bản du lịch. Chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau như những người bạn trong 4 ngày 3 đêm. Tôi đã yêu chồng tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên vì khi đó tôi thấy rất thoải mái với anh ấy. Ngày anh ấy về Hàn Quốc, tôi đã khóc rất nhiều vì quá buồn. Sau đó, tôi và chồng tôi đã bắt đầu mối quan hệ yêu xa khi cùng đi đi về về giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Lúc đó tôi thực sự rất hạnh phúc. Nhưng không có ai chúc phúc cho tôi và chồng tôi. Điều kiện của chồng tôi về học vấn và tài sản, v.v... không được tốt cho lắm. Nhưng tôi lại cảm thấy rất thoải mái và hạnh phúc khi có anh ấy ở bên cho dù điều kiện có như thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, sau 6 tháng hẹn hò, tôi đã từ bỏ cuộc sống ở Nhật Bản và đến Hàn Quốc. Trong 9 năm chung sống, chồng tôi đã tốt nghiệp đại học trong khi đang làm việc cho một công ty, lương năm cũng đã tăng dần lên. Giờ đây, chúng tôi cũng đã có nhà và có một cậu con trai khá kháu khỉnh và khỏe mạnh.   Cuộc sống Hàn Quốc Tôi đã học tiếng Hàn ở Trung Quốc từ khi còn nhỏ, nên tôi nghĩ rằng cuộc sống ở Hàn Quốc sẽ không có gì khó khăn lắm. Nhưng thực tế trong cuộc sống, điều đó hoàn toàn không phải như vậy. Tôi đã phải mất một thời gian khá dài và rất khó khăn để có thể thích nghi vì ngôn ngữ và văn hóa quá khác biệt. Đầu tiên, tôi cảm thấy bất đồng trong ngôn ngữ. Tôi được tiếp xúc với tiếng Hàn từ nhỏ, nhưng do không sử dụng tiếng Hàn trong cuộc sống hàng ngày nên tôi đã rất kém về mặt ngữ điệu, lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt, v.v. Và do tôi vừa từ Nhật trở về, nên khi tôi cố gắng nói, thì ngôn ngữ cửa miệng đầu tiên của tôi sẽ là tiếng Nhật hoặc tiếng Trung. Thỉnh thoảng, có một số người Hàn Quốc hỏi tôi rằng tôi đến từ Nhật Bản hay Bắc Triều Tiên. Tôi rất ngại mỗi khi nói tiếng Hàn, nhưng khi gặp gỡ mọi người, tôi cố gắng tiếp tục nói và tôi dùng việc xem tin tức, v.v... để có thể học thêm tiếng Hàn. Và cuối cùng thì tiếng Hàn của tôi cũng dần dần được cải thiện.   Những trống trải và tiếc nuối Vào tháng 11 năm ngoái, tôi đã xin nghỉ việc ở công ty mà tôi đã làm việc 9 năm và đã nghỉ phép ở nhà trong một năm. Trong một năm nghỉ phép, nhìn lại chặng đường 11 năm đã qua, đâu đó còn đọng lại trong tôi những tiếc nuối và trống trải. Đó chính là tôi chưa có ước mơ nào dành cho mình. Giờ đây, tôi đang rất cố gắng để biết mình là ai và tôi đang bắt đầu tìm kiếm những điều tôi thực sự muốn làm. Vào thời điểm này của năm ngoái, tôi không có bất kỳ giấc mơ nào. Một năm đã trôi qua và đến thời điểm hiện tại, tôi có 5 ước mơ. Khi tôi nghĩ về những ước mơ mới này, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và trống ngực cứ đập liên hồi.   5 ước mơ của tôi Vì dịch bệnh Corona, tôi đã bắt đầu leo núi với con trai mình từ cuối năm ngoái. Kể từ năm ngoái cho đến nay, chúng tôi đã leo núi tổng cộng 27 lần. Tôi thật sự rất vui và hạnh phúc khi vừa leo núi vừa trò chuyện với con trai và vừa cảm nhận được sự thay đổi theo bốn mùa trong năm của vùng đồi núi. Tôi cũng đã hứa với con trai rằng, ngay cả khi tôi trở thành một bà lão thì tôi vẫn sẽ leo núi 100 lần, 1,000 lần cùng con. Và việc leo núi đã trở thành một sở thích chung của chúng tôi và cũng là ước mơ của tôi. Khi đi leo núi hoặc đi chơi, tôi rất thích chụp ảnh. Trong quá trình chụp nhiều ảnh nhu vậy, tôi cảm nhận được những bức ảnh ấy rất thú vị và cảm thấy thực sự tự hào khi chụp được những khung hình đẹp. Vào năm tới, tôi dự định mua một chiếc máy ảnh đã qua sử dụng và muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Sau này, tôi sẽ chụp lại những khoảnh khắc cuộc sống hàng ngày của con trai và gia đình chúng tôi, và sẽ lưu giữ thành một album kỷ niệm. Và trong năm nay, nhờ có cơ hội tham gia vào hoạt động trị liệu trò chơi tại một nhà trẻ mà tôi đã được tiếp xúc với ngành tâm lý học. Trong quá trình tiếp xúc với ngành này, tôi mới biết mình tự ti và hơi trầm cảm. Vì vậy, tôi đã bắt đầu nhận tư vấn và điều trị bệnh trầm cảm. Tôi cũng đang nhận tư vấn vợ chồng. Qua tư vấn vợ chồng, tôi đã có thể biết được những nỗi đau của chồng, tôi cũng như được tiếp thêm sức mạnh tâm hồn, giúp cuộc sống vợ chồng hiện tại của chúng tôi được tốt đẹp hơn. Sau này, thông qua việc nghiên cứu tâm lý học, tôi muốn mình trở thành một nhà tư vấn trị liệu cho gia đình. Tôi cũng rất thích viết văn. Sau này, tôi muốn viết về những chuyến leo núi cùng con trai, quá trình trở thành một nhiếp ảnh gia và quá trình trở thành một nhà tư vấn tâm lý. Và ước mơ của tôi là xuất bản một quyển sách của riêng mình trước khi tôi 60 tuổi. Hai năm trước, tôi đã tự học viết mã code. Sau khi có thể viết mã code, tôi muốn tạo một trang web cho con trai mình. Trên trang web đó, tôi muốn ghi lại quá trình trưởng thành của con qua những bức ảnh và bài viết mà tôi đã thực hiện.   "Bản thân mình đã cố gắng hết sức rồi, đã vất vả nhiều rồi" Tôi đã đấu tranh rất quyết liệt trong 11 năm qua tại Hàn Quốc. Từ bây giờ, tôi muốn sống phần đời còn lại của mình với chút nhàn hạ vì hạnh phúc của chính mình. Và cuối cùng, tôi muốn nói với mình rằng "Mi-hyang à, để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc trong 11 năm qua, bản thân mình đã cố gắng hết sức rồi, đã vất vả nhiều rồi". Sau này, trong phần đời còn lại, tôi sẽ thực hiện lần lượt từng ước mơ nhỏ bé của mình và sống thật hạnh phúc. Xin cảm ơn.
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-10
  • Trong trường hợp không có người trông trẻ, chính phủ Hàn Quốc sẽ cử người giúp đỡ!
    Dịch vụ chăm sóc trẻ là gì? Dịch vụ chăm sóc trẻ là dịch vụ mà người trông trẻ sẽ trực tiếp đến nhà và chăm sóc trẻ, khi cha mẹ không thể chăm sóc con cái do cả hai đều đi làm, v.v. <Ảnh = Bộ Bình đẳng giới và Gia đình> Có hai loại dịch vụ chăm sóc trẻ là dịch vụ bán thời gian và dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh toàn thời gian.   'Dịch vụ bán thời gian' Dịch vụ bán thời gian là dịch vụ dành cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên đến tròn 12 tuổi trở xuống. Phí dịch vụ là ▲ (Loại cơ bản) 10,550 won/giờ ▲ (Loại toàn diện) 13,720 won/giờ. Bạn sẽ không phải trả toàn bộ phí mà tùy thuộc vào loại hình từ Ga (가) ~ Da (다), mà phí dịch vụ mà bạn phải trả dao động từ 1,582 won đến 8,967 won đối với Loại cơ bản. Số giờ mà chính phủ hỗ trợ là 840 giờ/năm, nhưng khi vượt quá số giờ hỗ trợ của chính phủ thì bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ nếu tự chi trả toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, cũng có phụ phí ban đêm và ngày nghỉ lễ nên bạn cần kiểm tra thông tin trước khi sử dụng dịch vụ. Loại cơ bản bao gồm các dịch vụ chăm sóc cơ bản như đưa đón đi học, v.v... và Loại toàn diện bao gồm các dịch vụ của Loại cơ bản và các dịch vụ giúp việc nhà như chuẩn bị đồ ăn uống cho trẻ, rửa bát, v.v.   'Dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh toàn thời gian' Dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh toàn thời gian là dịch vụ dành cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi. Số giờ mà chính phủ hỗ trợ là 200 giờ/tháng, với phí dịch vụ là 10,550 won/giờ. Dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh toàn thời gian sẽ bao gồm việc cho trẻ ăn dặm, thay tã và tắm rửa, v.v... và ngoại trừ các công việc giúp việc nhà. Đối với các dịch vụ khác, cần thỏa thuận với các cơ quan hỗ trợ. Ngoài ra còn có ‘Dịch vụ hỗ trợ trẻ em bị bệnh’, dành cho những trẻ em không sử dụng các dịch vụ chăm sóc trẻ, mà đột nhiên bị ốm và cần phải chăm sóc tại nhà.   Cách sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ Để có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ, bạn cần có Thẻ hạnh phúc quốc dân (국민행복카드). Nếu bạn đã có Thẻ hạnh phúc quốc dân thì bạn có thể sử dụng dịch vụ với thẻ hiện có. Nếu bạn chưa có thẻ, bạn có thể đăng ký qua trang web hoặc tổng đài của công ty thẻ. Các dịch vụ chăm sóc trẻ hiện đang được phân loại theo hộ gia đình dựa trên tiêu chuẩn thu nhập và được chính phủ hỗ trợ. Trong số các hộ gia đình có lỗ hổng về chăm sóc trẻ thì các hộ gia đình có thu nhập trung bình tiêu chuẩn từ 150% trở xuống sẽ thuộc loại hình từ 'Ga (가) ~ Da (다)'. Bạn có thể nộp đơn xin Trợ cấp an sinh xã hội tại UBND Phường và sẽ được nhận hỗ trợ của chính phủ sau khi được quyết định xếp vào loại hình từ Ga (가) ~ Da (다). Những hộ gia đình không có lỗ hổng chăm sóc trẻ (Chẳng hạn như các bà nội trợ toàn thời gian) hoặc những hộ gia đình có thu nhập trung bình tiêu chuẩn vượt quá 150% sẽ thuộc loại hình La (라) Để biết thêm thông tin chi tiết hơn về việc đăng ký, xin vui lòng truy cập trang web Dịch vụ chăm sóc trẻ (www.idolbom.go.kr).   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-09
  • Khi người nước ngoài xuất cảnh mà không nhận lại được tiền hưu trí quốc dân đã đóng thì sẽ như thế nào?
    Tất cả người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc đều phải đóng hưu trí quốc dân. <Ảnh = Yonhap News> Số lượng người nước ngoài hiện đang đăng ký đã đạt đến con số 320,000 người vào năm 2020. Hiện tại, hầu hết người đăng ký là người nước ngoài trước khi rời khỏi Hàn Quốc, khi nộp đơn xin hoàn trả một lần tiền hưu trí quốc dân thì sẽ nhận lại được toàn bộ số tiền mà họ đã đóng. Và cũng có thể nhận được lãi suất khoảng 2%. Nhưng khi bạn rời khỏi Hàn Quốc mà không nộp đơn xin hoàn trả một lần tiền hưu trí quốc dân thì sẽ ra sao?Chúng tôi đã cân nhắc những việc có thể sẽ xảy ra khi tiền hưu trí quốc dân của tất cả người nước ngoài đã đóng vẫn được giữ nguyên như hiện nay. Bạn cũng tò mò phải không? ^^   Vượt qua số tiền đã đóng chỉ trong 10 năm Nếu một người nước ngoài sinh ngày 1 tháng 1 năm 1990, nhập cảnh vào Hàn Quốc năm 22 tuổi và bắt đầu đóng tiền hưu trí quốc dân vào tháng 5 năm 2012 đến tháng 6 năm 2022, sau đó trở về nước mà không nộp đơn xin hoàn trả một lần tiền hưu trí quốc dân thì sẽ như thế nào? Nếu người nước ngoài này liên tục nhận được 2 triệu won tiền lương hàng tháng thì tính theo tiêu chuẩn của năm nay sẽ đóng phí là 9% thu nhập của họ, tức là 180,000 won (Một nửa do công ty đóng), và đã đóng được 10 năm 2 tháng. Nếu vậy, tổng số tiền mà người nước ngoài này đã đóng là 21,960,000 won. Khi người nước ngoài xuất cảnh mà không nộp đơn xin hoàn trả một lần tiền hưu trí quốc dân thì họ sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu chính phủ Hàn Quốc trợ cấp lương hưu từ tháng 1 năm 2055, khi họ tròn 65 tuổi. Nếu bạn nộp đơn xin trợ cấp vào tháng 1 năm 2055 với Công đoàn hưu trí quốc dân, thì bạn có thể nhận được 292,360 won mỗi tháng kể từ tháng 2. Đây có vẻ như là một số tiền nhỏ, nhưng sau 10 năm, tổng số tiền bạn nhận được tăng lên 35,083,200 won, vượt xa số tiền bạn đã đóng. Nếu bạn nhận lương hưu trong 20 năm, thì tổng số tiền của bạn sẽ tăng lên là 70,166,400 won. Thật tuyệt vời đúng không ạ~ Do đó, việc xuất cảnh mà không nộp đơn xin hoàn trả một lần tiền hưu trí quốc dân cũng có thể là một cách tốt để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu của bạn. Và tất nhiên, cuối cùng, việc này sẽ được quyết định bằng cách xem xét số tiền lương hưu quốc dân nhận được và lãi suất của các ngân hàng tại quốc gia của bạn. Vậy thì, trong trường hợp người nước ngoài tử vong trước khi nhận lương hưu quốc dân hoặc tử vong trong khi đang nhận lương hưu quốc dân thì sẽ như thế nào? Gia quyến có thể nhận được lương hưu gia quyến với mức là 40% lương hưu cơ bản (Trường hợp đóng từ 20 năm trở lên thì có thể nhận được 60%) Có thể nói, hưu trí quốc dân của Hàn Quốc có lãi suất cao hơn nhiều so với các sản phẩm tài chính khác. Do đó, người nước ngoài cũng nên cân nhắc lại về việc nộp hưu trí quốc dân. Trên thực tế, bạn có thể nhận được tiền hưu trí quốc dân ở Hàn Quốc từ năm 65 tuổi nếu bạn đã đóng từ 10 năm trở lên. Trong trường hợp thời gian đăng ký dưới 10 năm, thì bạn chỉ có thể được nộp đơn xin hoàn trả một lần tiền hưu trí quốc dân.   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-09
  • 'Nhà ở mua bán phân nhượng công' sẽ là cơ hội vàng dành cho các gia đình đa văn hóa muốn mua nhà
    Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cung cấp 'Nhà ở mua bán phân nhượng công' cho 500,000 hộ gia đình trong 5 năm tới, là những thanh niên và người nghèo với mức giá rẻ ưu đãi, từ 70 đến 80% giá thị trường. <Ảnh=Papaya Story>   Đây là nội dung trong 'Kế hoạch cung cấp 500,000 nhà ở công cho thanh niên và người nghèo ổn định nơi ở' được chính phủ công bố vào ngày 26 tháng 10 vừa qua. Chính phủ đã công bố ba loại hình nhà ở có lợi cho các gia đình đa văn hóa là ▲ Chia sẻ ▲ Tùy chọn ▲ Phổ thông. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé~   'Nhà ở chia sẻ - 나눔형 주택' Khi mua Nhà ở chia sẻ, bạn có thể mua với giá mua bán phân nhượng từ 70% giá thị trường trở xuống. Đặc biệt, bạn có thể mua với khoản vay tối đa 500 triệu won (LTV lên đến 80%) với lãi suất thấp từ 1,9 đến 3,0% với thời gian đáo hạn tối đa là 40 năm. Chẳng hạn như trong trường hợp khi bạn mua một căn nhà với giá mua bán phân nhượng là 500 triệu won, thì bạn có thể vay 400 triệu won với lãi suất từ 1,9 đến 3,0%/năm trong vòng 40 năm. Như vậy bạn chỉ cần có 100 triệu won là có thể mua nhà được. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là sau thời hạn nghĩa vụ cư trú 5 năm thì bạn có thể bán lại cho các cơ quan nhà nước (Chính phủ hoặc chính quyền địa phương), và sau đó bạn có thể nhận được 70% lãi suất chênh lệch thị trường. (30% thuộc quyền sở hữu của cơ quan nhà nước) Quá ngạc nhiên đúng không ạ? Trong trường hợp bạn mua một căn Nhà ở mua bán phân nhượng công ban đầu với giá rẻ hơn thị trường là 500 triệu won, thì sau 5 năm khi bạn bán lại với giá 700 triệu won, thì bạn sẽ được nhận 140 triệu won trong tổng số 200 triệu won tiền lãi. Và đương nhiên, sau 5 năm bạn cũng có thể tiếp tục cư trú tại đó nếu có nhu cầu. Đó là lý do tại sao Nhà ở chia sẻ được gọi là 'Nhà lotto'. Và chỉ có những người mua bán phân nhượng mới có thể phát tài.   'Nhà ở tùy chọn' Nhà ở tùy chọn là một mô hình "Nhà ở cho thuê có thể chuyển sang mua bán phân nhượng" tương tự như Nhà ở cho thuê công trong 5 năm và 10 năm. Sau khi cư trú được 6 năm, bạn có thể tự do lựa chọn mua bán phân nhượng hoặc không. Đặc biệt, gánh nặng khi dọn vào ở trong thời kỳ đầu là rất thấp. Một nửa giá cả mua bán phân nhượng được trả dưới dạng tiền đặt cọc, và một nửa còn lại được trả dưới dạng tiền thuê nhà hàng tháng. Và tiền đặt cọc có thể được cho vay theo lãi suất vay rất thấp của gói vay Jeonse là từ 1,7% đến 2,6%, và tiền thuê hàng tháng chỉ bằng 70 đến 80% giá thuê thị trường.   'Nhà ở phổ thông' Không có gì đặc biệt phải nói đến vì nhà ở phổ thông cũng giống như nhà ở mua bán phân nhượng tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, sẽ được mua bán phân nhượng với giá 80% giá thị trường và có thể cho vay tối đa 400 triệu won đối với các cặp đôi mới cưới và 200 triệu won đối với những người mua nhà lần đầu. Chính phủ đang có kế hoạch bắt đầu bán các loại hình Nhà ở mua bán phân nhượng công mới từ cuối năm nay. Bộ giao thông và lãnh thổ Hàn Quốc cho biết sẽ cung cấp 3 loại hình nhà ở nêu trên từ cuối năm nay đến nửa cuối năm sau cho có tổng số 10,555 hộ gia đình. Nhà ở chia sẻ sẽ được cung cấp cho thanh niên độc thân (15%), các cặp vợ chồng mới cưới (40%), những người mua nhà lần đầu (25%). Nhà ở tùy chọn sẽ được cung cấp cho thanh niên độc thân (15%), các cặp vợ chồng mới cưới (20%), những người mua nhà lần đầu (20%), gia đình đông con (10%), đề cử giới thiệu của các cơ quan (15%), bố mẹ cao tuổi (5%), cung cấp phổ thông (10%), v.v. Trong trường hợp đề cử giới thiệu của các cơ quan cũng có bao gồm cung cấp đặc biệt dành cho gia đình đa văn hóa. Các gia đình đa văn hóa nên theo dõi tình hình và nộp hồ sơ mua nhà nhé~^^ Papaya Story                                                 <공급형태별 획기적인 대출한도>
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-07
  • Hạn mức tiền mặt có thể mang theo khi nhập cảnh từ nước ngoài vào Hàn Quốc là bao nhiêu?
    Người nước ngoài có thể mang theo bao nhiêu tiền mặt khi từ nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc? <Ảnh = Yonhap News>   <Đáp> Hạn mức tiền mặt mà người nước ngoài hoặc người Hàn Quốc có thể mang theo khi từ nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc là 10,000 USD/người. Trong trường hợp con cái đi cùng mẹ, là 2 người thì sẽ có thể được mang theo tối đa 20,000 đô la. Và cần phải khai báo số tiền mặt vượt quá mức quy định là 10,000 đô la. Và việc khai báo này sẽ không gây bất kỳ bất lợi gì như việc bị đánh thuế hay trở thành đối tượng bị điều tra, v.v.   Những bất lợi khi không khai báo là gì? Trường hợp mang theo số tiền mặt vượt quá 10,000 đô la nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không khai báo, thì sẽ có thể bị phạt tiền cảnh cáo hoặc bị tịch thu tài sản do vi phạm Luật giao dịch ngoại hối. Trong trường hợp dưới 30,000 đô la thì sẽ bị phạt tiền cảnh cáo và trong trường hợp vượt quá 30,000 đô la thì sẽ bị xử phạt hình sự.   Làm cách nào để khai báo số tiền vượt mức quy định? Khi nhập cảnh, bạn cần điền thông tin vào Tờ khai hành lý xách tay của người đi du lịch. Trong tờ khai này có mục 3 là 'Khai báo ngoại tệ'. Chỉ cần đánh dấu ‘Có’ vào mục Khai báo ngoại tệ và điền thông tin về số tiền. Khi đến sân bay, sau khi tìm hành lý và đi đến lối ra bạn sẽ nhìn thấy nơi nộp tờ khai. Sau khi nộp tờ khai tại đây, bạn nhất định phải nhận 'Giấy chứng nhận khai báo ngoại hối'. Giấy chứng nhận khai báo ngoại hối sẽ được dùng làm giấy xác nhận khi sử dụng dịch vụ ngân hàng nên cần phải mang theo bên mình. Sau khi rời khỏi sảnh đến, bạn không thể xin cấp Giấy chứng nhận khai báo ngoại hối, nên cần phải xin cấp tại nơi nộp tờ khai. Bộ phận hành lý xách tay 1 Sân bay Incheon nhà ga T1 032-722-4422   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-04
  • Những thông tin không chính xác về Chế độ lao động thời vụ đang liên tục được lan truyền nên mọi người cần phải thận trọng
    Gần đây, các gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc đang rất quan tâm đến việc mời gia đình quê hương thông qua Chế độ lao động thời vụ. <Ảnh= Quận Yeongyang.Không liên quan đến bài viết> Về Chế độ lao động thời vụ hiện tại do Bộ Tư pháp thực hiện, thì các gia đình đa văn hóa cần liên hệ tư vấn trực tiếp tại hơn 280 chính quyền địa phương trên toàn quốc để có thể tìm hiểu thông tin về cách tiếp nhận (Mời) lao động thời vụ và thời gian tiến hành, v.v. Đây là một việc làm rất khó khăn ngay cả đối với người Hàn Quốc, nên đó là lý do tại sao Papaya Story bắt đầu dịch vụ đăng ký quản lý hồ sơ (Hướng dẫn thông tin tuyển dụng) theo Chế độ lao động thời vụ. Kể từ khi Papaya Story bắt đầu dịch vụ đăng ký quản lý hồ sơ theo Chế độ lao động thời vụ vào tháng 9, đã có khoảng 70 người đã đăng ký. Papaya Story đã và đang liên hệ trực tiếp đến các chính quyền địa phương trên toàn quốc để kiểm tra tiến độ và thời gian tiến hành của Chế độ lao động thời vụ, đồng thời cũng đã nộp đơn đăng ký dự bị tại một số chính quyền địa phương cho một số gia đình. Khi mùa đông đến gần, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ của các nông trại Hàn Quốc đang giảm dần, nhưng có một số chính quyền địa phương đang tiếp nhận đơn đăng ký để chuẩn bị cho các dự án vào năm tới. Vì vậy, Papaya Story đã liên hệ trực tiếp đến các chính quyền địa phương và bắt đầu nộp đơn đăng ký.   Những thắc mắc về những thông tin không chính xác đang ngày một gia tăng Vào thời điểm này, càng ngày càng có nhiều người đặt câu hỏi về những thông tin chưa được kiểm chứng với Papaya Story Chẳng hạn như "Nếu đặt cọc thì có thể đảm bảo cho người nhà làm việc thời vụ trong vòng 10 tháng tại một khu vực nào đó. Hãy chuyển tiền đặt cọc trước" hoặc "Chúng tôi sẽ cấp thị thực trước, sau khi người nhà nhập cảnh vào Hàn Quốc thì có thể tự tìm việc làm tại một nông trại mong muốn", v.v. Cũng có những gia đình đa văn hóa hỏi về thông tin " Cần phải nộp đơn trước ngày 2 tháng 11 để có thể lao động thời vụ tại một khu vực nào đó", v.v. Những thông tin này hoàn toàn không đúng sự thật, vì vậy các gia đình đa văn hóa không nên bị lừa bởi thông tin sai lệch này.   Cung cấp những thông tin chính xác nhất Papaya Story hiện tại đang nắm giữ những thông tin chính xác nhất về việc vận hành Chế độ lao động thời vụ của Bộ Tư pháp. Và nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp đến Bộ Tư pháp và các chính quyền địa phương trên cả nước để xác nhận sự việc. Do đó, Papaya Story sẽ có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy và chính xác nhất liên quan đến Chế độ lao động thời vụ. Tuy nhiên, có một số thành phố như Pyeongtaek, v.v... vận hành Chế độ lao động thời vụ theo một hình thức khác hơn so với các thành phố khác nên mọi người cần phải cẩn thận hơn. Với những thông tin đáng tin cậy và chính xác nhất, Papaya Story sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để có thể hỗ trợ người nước ngoài cũng như các gia đình đa văn hóa hướng đến một cuộc sống hạnh phúc hơn tại Hàn Quốc.   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-03
비밀번호 :