• 최종편집 2022-12-30(금)

Tiếng Việt
Home >  Tiếng Việt  >  Việc học của tôi

실시간뉴스
  • Hai chương trình mà gia đình đa văn hóa của tỉnh Gyeonggi có thể tham gia
    <자료 경기도> <한국어 http://www.danews.kr/news/view.php?no=6236>   Hai chương trình mà gia đình đa văn hóa của tỉnh Gyeonggi có thể tham gia Chương trình văn hóa đọc sách và chương trình nhập môn sáng tạo dành cho tầng lớp nhận được ít thông tin. 1. Điều hành chương trình Văn hóa Đọc sách  Tỉnh Gyeonggi sẽ điều hành 'Chương trình văn hóa đọc sách' cho tầng lớp  ít nhận được thông tin trong Tỉnh, nơi các gia đình đa văn hóa, trẻ em thu nhập thấp khó đến thăm thư viện cho đến tháng 11. Kể từ năm 2012, tỉnh Gyeonggi đã trực tiếp đến thăm trung tâm trẻ em địa phương và trung tâm phúc lợi cho người khuyết tật hoặc mời tầng lớp yếu kém thông tin đến thư viện để cung cấp các chương trình văn hóa đọc sách như lớp học đọc sách cho người dân khó tiếp cận với sách do hạn chế về mặt kinh tế và thân thể. Dự án năm nay được tiến hành thông qua Hiệp hội nghiên cứu bản đồ đọc sách Hàn Quốc, một công ty ủy thác từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng 630 người bao gồm người già (bao gồm người già), người già (bao gồm người già), họ hàng văn hóa đa văn hóa, trẻ em thu nhập thấp, thanh thiếu niên, người tàn tật (thuộc địa chấn, phát triển, rối loạn trí tuệ) sẽ tham gia chương trình tại 50 cơ quan như Trung tâm trẻ em khu vực sáng tại Ansan. Chương trình bao gồm "bài học đọc sách phù hợp" tùy thuộc vào tính cách của cơ quan và "bài học đọc sách đặc biệt được giới thiệu bởi các tác giả đầu tiên". Đối với các tổ chức đa văn hóa, nó được lên kế hoạch với trọng tâm là 'hiểu biết đa văn hóa, sự gắn kết và nâng cao khả năng văn hóa'. Cho Chang Bum, trưởng phòng chính sách thư viện tỉnh Gyeonggi, cho biết: "Chương trình văn hóa đọc sách tầng lớp yếu kém thông tin sẽ góp phần xóa bỏ khoảng cách thông tin tri thức do Corona 19. Tôi hy vọng rằng thông qua cuốn sách này, người dân sẽ có cơ hội để ổn định tâm hồn và thể xác và phát triển bản thân". 2. Tuyển học sinh lớp nhập môn 1 người sáng tạo Tỉnh Gyeonggi và Cơ quan xúc tiến nội dung tỉnh Gyeonggi sẽ tuyển dụng tổng cộng 90 học sinh khóa 1 và 2 cho "Học viện sáng tạo 1 người thi đấu" cho đến ngày 10 tháng 6. Một người sáng tạo một người là người sáng tạo cá nhân cung cấp cho công chúng thông qua Internet như ảnh, video mà họ đã tạo ra. Đây là một ví dụ điển hình về chương trình một người hoạt động tích cực trên YouTube và Africa TV. Học viện lần này được tiến hành với lớp học trực tuyến có khả năng tự chủ đạo. Các lớp học trực tuyến được cấu thành bởi các lớp học hai chiều có mức độ tập trung cao bằng cách xem video và các lớp học trực tuyến trực tuyến thời gian thực. Quá trình đào tạo đã được lên kế hoạch để có thể nắm bắt được toàn bộ nền tảng hoạt động sáng tạo của một người như lập kế hoạch nội dung, quay phim, biên tập và bản quyền. Học kỳ 1 và 2 tuyển 45 học sinh theo từng khóa và tiến hành đào tạo trực tuyến trong khoảng 1 tháng. Bất cứ ai trong số những người trên 14 tuổi ở tỉnh Gyeonggi có thể đăng ký vào lớp nhập môn của học viện. Chi phí giáo dục là miễn phí và 100.000 won tiền đặt cọc sẽ được trả lại toàn bộ khi hoàn thành đào tạo trên 70%. Sinh viên có thể sử dụng miễn phí studio của nhà điều hành giáo dục trong thời gian đào tạo (TV Africa, hệ thống đặt trước). Chương trình hỗ trợ của nhà vận hành giáo dục dành cho người sáng tạo mới được cung cấp cho học sinh ưu tú và hỗ trợ cả liên kết việc làm như hợp đồng trực thuộc creator. Một quan chức của tỉnh Gyeonggi cho biết: "Sự quan tâm về các nhà sáng tạo một người sử dụng phương tiện truyền thông mới đang tăng lên kể từ sau thời điểm Kolon 19". "Chúng tôi dự kiến sẽ tích cực hỗ trợ để thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung video bằng cách nâng cao năng lực chuyên môn của các nhà sáng tạo một người trong tỉnh". Nội dung thông báo và phương pháp tiếp nhận chi tiết của "Học viện sáng tạo 1 người thi đấu" có thể được tìm thấy trên trang thông báo → Bảng thông báo sự kiện và giáo dục.
    • Tiếng Việt
    • Việc học của tôi
    2021-06-03
  • Hangul-một nét văn hóa của Hàn quốc
    Việc sáng tạo hệ thống chũ Hangul, còn được gọi là chữ Hàn quốc ngày nay và công bố Huấn dân chính âm ngày 9 tháng 10 năm 1946 đế nay đã được hơn 560 năm dược coi là sự kiện văn tự, ngôn ngữ, văn hóa lớn nhất của người dân hàn quốc. Bởi vì hệ thông văn tự độc lập và triết lí sáng tạo nó được giải thích và quán triệt một cách rộng rãi đã góp phần to lớn và việc phát triển văn hóa, giáo dục ý thức và lọng tự hào dân tộc hàn quốc từ giữa thế kì thứ 15 cho đến nay. <자료 경기다문화뉴스 이주민 기자단>   Cũng như nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác ở vùng Đông Á, trong một thời gian dài hàng chục thế kỉ tiếng Hàn không có chữ viết của riêng mình. Mọi hình thức giao tiếp đều thực hiện bằng lời nói. Một ngôn ngữ mà chưa có chữ viết là thiếu đi một tiêu chí của xã hội văn minh. Và ngôn ngữ đó cũng không được thực hiện dầy đủ các chức năng quan trọng và đa dạng của nó như chức năng công cụ của giáo tiếp, tư duy, lưu trữ thông tin hay chức năng thi pháp sáng tạo vă hóa thành văn. Thời đó Hàn quốc cũng như Việt nam hay Nhật bản phải mượn chữ Hán, dùng chữ Hán như ngôn ngữ chính thức của các nhà nước dân tộc.    Bối cảnh ra đời chữ viết Hangul là vào thế kỉ 15 thuộc đời vua thứ 4 của triều đại Choson, triều đại mà xã hội phong kiến Hàn quốc đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Dưới triều đại này người dân Hàn quốc đã có niều thành tự sáng tạo to lớn trong các ngành khoa học như địa lí, lịch sử, thiên văn, âm nhạc, ngôn ngữ, pháp luật, vv Nhiều tác phẩm đã trở thành cổ điển do viện Danh nhân hay còn gọi là viện Tập hiền tổ chức biên soạn, trước tác do vua Sejong(1418-1450) đứng đầu.    Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho ự sáng tạo, nhà vưa đã cho các nhóm học giả sang Trung quốc và các quốc gia lân cận nghiên cứu, một số khác đi điều tra ở các địa phương. Sau khi sưu tập và phân tích nét vẽ trên các dấu hiện cá nhân để vẽ thử, viết thử các dạng nét chữ viết, tìm cách tổ hợp, kết hợp nét chữ theo lối mà ngày nay chúng ta gọi là modul hóa để tạo thành hệ thống chứ viết được gọi là Hangul. Vua Sejong là người chủ trì trong cả quá trình này. Cuối cùng đến năm 1446 thì chính thức công bố Hangul cùng với Huấn dân chính âm, sách này được tạm hiểu như là âm chính xác để truyền thụ giáo huấn cho dân, sách giải thích, hướng dẫn cách thức, nguyên lý sáng tạo hệ thống chữ viết mới mà nhân dân cần thấu hiểu và dùng theo. Đặc điểm ưu việt và có ý nghĩa văn hóa to lớn là ở động cơ và ý thức sáng tạo của Sejong và nhóm quần thần. Nhà vua quan niệm rằng việc mượn dùng chữ Hán là cần thiest nhưng có nhiều khó khăn và hạn chế đối với người dân. Vậy cần thiết sáng tạo ra một hệ thống chữ viết dân tộc ghi lại chính xác tiếng nói của nhân dân cho dễ đọc, dễ nhớ. Trong Huấn dân chính âm có đoạn viết"Khí hậu và đất đai trong bốn phương đều khác nhau.    Những lực lượng vật chất cũng như lời nói cũng vì thế mà có sự khác biệt. Ngôn ngữ của dân tộc khác nhau có cách phát âm riêng, những lại thiếu chữ viết nên ta mượn chữ Hán để thực hiện cái cần thiết nói trên. Tuy vậy đó là một cố gắng khó khăn như ta phải đun bàn tay xuyên qua một lỗ tròn hẹp vậy. Chính vì lẽ đó mà diều quan trọng là ta phải theo thực tiễn phát âm của thần dân mà sáng tạo ra chữ viết riêng dễ đọc, dễ nhớ". Lúc bấy giờ có nhiều học giả uyên thâm Hán học không tán thành việc sáng tạo ra Hangul, song vua Sejong quả quyết rằng "việc khó khăn và có ý nghĩa lớn như vậy mà ta không làm thì ai làm".    Vào dịp công bố chính thức chữ viết Hangul vua có lời nói đầu giải thích cho động cơ ông làm việc này và một phụ tá là Chong Il Ji viết lời giải thích quá trình sáng tạo hệ thống chữ viết, thuyết phục những người phản đối khuyến dụ nhân dân học theo. Có thể thấy vào thời bấy giờ mà có vị vua nào có ý thức dân tộc, khoa học và nghĩ về dân như vậy thì thật đáng nể trọng và tôn vinh xứng đáng. Ý nghĩa khoa học độc đáo và văn háo to lớn của Hangul và Huấn dân chính âm còn thể hiện ở triết lí sáng tạo sâu sắc. Hệ thống bảng chữ công bố đầu tiên là 27 con chữ (nay dùng 24), bao gồm 7 kí hiệu ghi nguyên âm, 17 kí hiệu ghi phụ âm, 4 kí hiệu phụ. Con số gần ba chục con chữ này dùng để ghi toàn bộ hệ thống (nguyên âm, phụ âm) lại được tổ hợp chỉ từ một số nét chữ gốc ít hơn, đơn giản hơn, và các nét chữ này lại được liên hội biểu trưng hoá từ cơ sở thực tiễn và triết học phương Đông.    Những ký hiệu gốc có một bộ phần mô phỏng tượng trưng cho cơ quan phát âm và phương thức cấu âm, ví như các nét chữ ghi phụ âm. Trong phụ âm lại phân biệt âm đầu và phụ âm cuối trong âm tiết. Các nét chữ phụ âm này lại liên kết tổ hợp để tạo ra kí hiệu phụ âm phức. Sự kết hợp, tổ hợp với nét gốc phụ âm được liên hội, giải thích theo triết lí thái cực và âm dương ngũ hành trong Chu dịch. Ba kí hiệu gốc nguyên âm chỉ là 3 nét chữ đơn giản, tạm gọi là 3 nét chấm (.) ngang (-) sổ (|). Ba nét gốc lại có thể tổ hợp theo một số cách (phái sinh) để tạo thành các chữ nguyên âm phức. Ba nét gốc được liên hội giải thích theo thuyết tam tài, thiện địa nhân hợp nhất.    Có thể nhận thấy rằng những hình dung giải thích biểu trưng hoá gắn với nguyên lí triết học và thực tiễn trong Hangul và Huấn dân chính âm thật thâm thúy và sâu sắc. Nhìn nhận toàn bộ sáng tạo có thể rút ra nhiều hệ luận, nhưng theo tôi có một sợi chỉ đỏ quán xuyến mà ta có thể thấy là: Sejong và các tác giả sáng tạo đã làm ra một công cụ hữu hiệu (chữ viết) để ghi lại thứ tài sản vô cùng quí giá của dân tộc (là ngôn ngữ) và dùng nó như một công cụ có hiệu lực vô song để thống nhất phát triển văn hoá, văn minh dân tộc với bản lĩnh, bản sắc riêng, với động cơ và triết lí sáng tạo vô cùng sâu sắc. Giá trị sáng tạo của Hangul và Huấn dân chính âm thật xứng đáng để Tổ chức văn hoá giái dục của LHQ (UNESCO) lập ra giải thưởng vua Sejong (1989) và công nhận là Di sản tư liệu văn tự thế giới (Momory of the world 1997). Chữ viết Hangul ra đời đã đóng một vai trò to lớn trong phát triển giáo dục và văn hoá dân tộc Hàn. Cũng giống như chữ Nôm ở nước ta một thời rồi chữ Quốc ngữ tiếp theo, chữ Hangul ở xứ Hàn cũng nhiều lúc bị lâm vào hoàn cảnh thăng trầm, coi nhẹ. Do ảnh hưởng của chữ Hán và văn hoá Hán còn mạnh, nên một số triều đại về sau ít dùng, ít đề cao chữ viết dân tộc. Đặc biệt dưới thời kì bị đô hộ bởi thế lực nước ngoài thì nó bị cấm dùng cấm học tập, truyền bá. Tuy nhiên như một giá trị sáng tạo có cội rễ từ bản sắc dân tộc, chữ viết Hangul và quan điểm tiến bộ của Huấn dân chính âm vẫn sống, vẫn phát huy, chống lại được mọi ảnh hưởng, dù là cường quốc văn hoá, văn tự phương Tây. Vai trò to lớn của nó trong giáo dục, văn hoá có nhiều mặt, song nổi bật hơn cả theo tôi là một số điểm lớn sau đây: Một là, do tính ưu việt dễ học, dễ nhớ của nó nên được nhiều người dân học theo. Chữ viết Hangul còn gọi là chữ viết buổi sáng, bởi có thể học thuộc nó trong một ngày, một buổi. Có người còn gọi nó là chữ viết vĩ đại. Hiệu quả thực tế khi được phổ biến là giúp cho gần 100% dân chúng thoát nạn mù chữ trong một thời gian ngắn.   Hai là, từ khi nó ra đời, với sự nêu gương sáng tác của vua Sejong và các cận thận, các hiền tài thức giả, nó đã mở đầu công cuộc xây dựng và phát triện một nền văn học quốc ngữ. Nền văn học này cũng có nhiều tác phẩm đi vào cổ điển như truyện Xuân Hương và có nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn nhà thơ tiêu biểu khác. Không những thế những sáng tác dân gian, phônclo cũng được sưu tập, cố định lại bằng văn bản Hangul, nhiều học giả sáng tạo các lĩnh vực địa lí, lịch sử, pháp luật cũng thể hiện kết quả, tư tưởng của mình bằng chữ Hangul. Có thể nói một nền khoa học nhân văn phong phú, sâu sắc đã được sáng tạo, lưu giữ bằng thứ văn tự này. Ba là, đặc điểm có vai trò to lớn trong văn hoá giáo dục là ở giá trị tự thân của sáng tạo này (Hangul và Huấn dân chính âm). Nó là biểu hiện của ý thức và sự sáng tạo độc đáo dân tộc. Vì vậy khi nó tồn tại, hành chức luôn luôn là niềm khích lệ, niềm tự hào dân tộc chính đáng, là sức mạnh chống lại sự đồng hoá của ngoại bang. Giá trị tự hào dân tộc, sức mạnh dân tộc gắn kết với chữ Hangul và Huấn dân chính âm đối với nhân dân Korea thật là to lớn.
    • Tiếng Việt
    • Việc học của tôi
    2021-05-28
  • Cách xử lý khi xảy ra những quấy rối người lao động tại nơi làm việc(Phần cuối)
    Xin chào các bạn! Đoàn nhà báo dành cho người nước ngoài thuộc Toàn soạn báo Đa văn hóa tỉnh Gyeonggi hôm nay sẽ cung cấp tới độc giả những cách xử lý khi gặp phải những tình huống bị quấy rầy tại nơi mình làm việc, mời quý độc giả cùng theo dõi nhé! <자료=고용노동부>   Có thể khái niệm về việc quấy rối tại nơi làm việc còn khá mới mẻ so với quý độc giả, trong bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến những nội dung như khái niệm, những trường hợp điển hình, vv về quấy rối tại nơi làm việc. Quý độc giả sau khi đọc xong những nội dung mà chúng tôi cung cấp, nếu thấy có hình bóng của hình trong đó thì hãy nhanh chóng đón đọc số báo mới nhất này của chúng tôi nhé. Trên toàn quốc, theo con số thống kê hiện tại, mặc dù chỉ có 10 trung tâm hỗ trợ những nạn nhân của việc quấy rối này nhưng con số tiếp nhận số vụ là rất nhiều. Các trung tâm tư vấn được phân bổ trên cả nước, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Seoul, tỉnh Gyeonggi, vv Địa chỉ cũng như tên của các trung tâm tư vấn hỗ trợ quý độc giả có thể tham khảo tại hình phía trên mà chúng tôi đã cung cấp. Trước khi đăng kí tư vấn, các bạn sẽ phải đánh dấu vào một số hạng mục của bài khảo sát tình trạng hiện tại của bản thân mình với nội dung như sau: <자료=고용노동부> Một số những câu hỏi khảo sát như:     1. Bạn có bị phân biệt với các đồng nghiệp khác trong vấn đề thăng chức, những buổi bồi dưỡng nghề nghiệp cho nhân viên hay những vấn đề khác thường ngày tại nơi làm việc hay không?   2. Bạn có bị cấp trên chỉ đạo phải làm những công việc mà những nhân viên khác đều không làm hay không?   3. Bạn có bị cấp trên lấy mất thành quả lao động hay có những hành động cản trở việc đạt được thành quả của bạn trong công việc hay không?   4. Bạn có bị cấp trên không phê duyệt những ngày bạn đăng kí nghỉ phép hay không?   5. Bạn có bị cấp trên(đồng nghiệp) soi xét quá mức trong những giờ nghỉ giải lao hay không?   6. Bạn không nhận được những hướng dẫn cụ thể trước hoặc không nhận được những dụng cụ hỗ trợ an toàn khi thực hiện những công việc nguy hiểm trong lao động hay không?  7. Bạn có bị cấp trên chỉ thị phải làm những công việc cá nhân của cấp trên hay không?  8. Bạn có bị ép phải thay đổi bộ phận làm việc hay phải thôi việc hay không?  9. Bạn có bị nói xấu sau lưng không?  10. Bạn có bị cấp trên(đồng nghiệp) mắng chửi hay không?  11. Bạn có bị ép hút thuốc lá, uống rượu bia mặc dù mình đã từ chối hay không?  12. Bạn có bị cô lập khi cấp trên không cho bạn tham gia các buổi trò chuyện hay hội họp giữa các nhân viên ngoại trừ công việc hay không?  13. Bạn có bị phớt lờ những góp ý của mình trong công việc hay không?  14. Bạn có bị ép làm thêm giờ ngoài giờ làm việc hay không?  15. Bạn có bị phạt vô lý bởi cấp trên hay không?  16. Những nội dung khác nếu có(.......................................................... ) Ngoài ra còn thêm một bài khảo sát mang tính khách quan hơn liên quan đến tâm trạng trong 1 tuần gần ngày mà các bạn làm bài khảo nhất để nhân viên có thể tư vấn chi tiết hơn. <자료=고용노동부> Trong phần này, quý độc giả hãy chọn đáp án là "Đúng" hay "Không đúng" với tâm trạng của mình nhé. Nội dung cụ thể như sau:    1. Bạn sinh hoạt tương đối tốt?    2. Bạn tương đối bị trầm cảm?    3. Bạn cảm thấy mọi việc đối với mình thật mệt mỏi?    4. Bạn ngủ không ngon giấc    5. Bạn cảm thấy cô đơn như chỉ còn lại mình trên thế giới này?    6. Bạn cảm thấy hài lòng với sinh hoạt hiện tại?    7. Bạn cảm thấy dường như mọi người đối xử rất lạnh nhạt với bản thân mình?    8. Bạn cảm thấy buồn?    9. Bạn cảm thấy như mọi người xung quang đang ghét mình?    10. Bạn bị mất phương hướng trong làm việc? Các bạn chú ý hãy làm bài khảo sát trước khi đăng kí nhận tư vấn nhé. Để được đăng kí tư vấn, các bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây nhé. <자료=고용노동부> Sẽ có hai phương pháp cho các bạn có thể lựa chọn đó là tư vấn trực tiếp và tư vấn Online. Để được đăng kí, các bạn hãy làm theo các bước theo hướng dẫn sau:   ◆ Bước 1: Truy cập vào trang web www.workdream.net → Đăng kí thành viên   ◆ Bước 2: Đăng kí nhận tư vấn   ◆ Bước 3: Chọn ngày và thời gian cũng như địa điểm có nguyện vọng được nhận tư vấn   ◆ Bước 4: Tư vấn   ◆ Bược 5: Đánh giá kết quả tư vấn của nhân viên Không ai muốn bản thân mình gặp những rắc rối trong công việc cả, nhưng không ai dám chắc được những việc sẽ xảy ra vào ngày mai. Do đó, quý độc giả đừng nên lơ là trong những việc liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Hãy ghi nhớ những thông tin mà chúng tôi cung cấp cũng như xin hãy nhớ tới Đoàn nhà báo chúng tôi nhé! Xin trân thành cảm ơn quý độc giả.
    • Tiếng Việt
    • Việc học của tôi
    2021-03-24
  • Đừng chịu đựng một mình khi bị quấy rối tại nơi làm việc!
    Xin chào các bạn! Chắc hẳn trong chúng ta đang làm việc tại một môi trường nào đó tại Hàn quốc nhằm duy trì ổn định cuộc sống cũng như thực hiện những ước mơ của riêng bản thân mình. Không ai muốn gặp những rắc rối trên đoạn đường mình đã chọn, cụ thể hơn là những quấy rối đến từ chính nơi mình đang làm việc mà nơi đó lại là nơi bản thân mình dành nhiều thời gian để giải quyết công việc. Để có một môi trường làm việc lành mạnh, Đoàn nhà báo dành cho người nước ngoài thuộc tòa soạn báo Đa văn hóa tỉnh Gyeonggi chúng tôi hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cụ thể để các bạn thêm hiểu về quấy rối tại nơi làm việc, từ đó có các biện pháp đề phòng cũng như giải quyết khi những rắc rối xảy ra nhé! <자료=고용노동부> I. Những ví dụ cụ thể cơ bản nhất về quấy rối người lao động tại nơi làm việc   1. Định nghĩa về quấy rối người lao động tại nơi làm việc     ☞ Quấy rối tại nơi làm việc được định nghĩa rằng đây là một hành vi mà chủ lao động lợi dụng chức quyền hay quan hệ của bản thân mình để thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn của công việc tại nơi làm việc cụ thể như thực hiện những hành vi không được phép lên thân thể hay tinh thần của người lao động hoặc có những hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc của người lao động.  2. Những dẫn chứng cụ thể    ▶ Người lao động phải chịu những đối xử bất công tại nơi làm việc như chịu sự mắng chửi hay mạt xát của chủ lao động, do ảnh hưởng của những hành vi này mà người lao động có những triệu chứng căng thẳng về thể chất cũng như tinh thần như lo lắng, hồi hộp, khó ngủ, khó tiêu, vv buộc phải điều trị các triệu chứng này tại cơ sở y tế.    ▶ Một số những quấy rối liên quan đến tình dục cụ thể như vụ án đã xảy ra tại nơi làm việc, tính chất của vụ án là phải bí mật do đó cả người quấy rối tình dục và người bị hại đều duy trì trạng thái làm việc của mình tại công sở, người quấy rối tình dục nghỉ việc tại nơi đang làm việc và vụ án khép lại nhưng những tin đồn sau khi người quấy rối tình dục nghỉ việc dẫn đến những triệu chứng như trầm cảm hay không có khí lực tại nơi người bị hại. II. Luật cấm quấy rối người lao động tại nơi làm việc  1. Hiệu lực    ▶ Luật cấm quấy rối người lao động tại nơi làm việc có hiệu lực vào ngày 16 tháng 7 năm 2019 được quy định trong bộ Luật tiêu chuẩn lao động của Bộ lao động và được Bộ ban hành thành sách hướng dẫn vào ngày 22 tháng 2 năm 2019.  2. Tình trạng hiện hành    ▶ Trong 3 năm gần đây nhất kể từ năm 2016 đến năm 2018 đã có đến 131 người lao động bị quấy rối tại nơi làm việc và con số ngày đang ngày càng tăng lên đáng kể. Cụ thể đó là:      ° Tính theo giới tính: Người bị quấy rối là Nữ giới có 77 người(58.8%), tính theo độ tuổi: Độ tuổi 30~39 có 45 người(34.6%), tính theo thời gian lao động: Từ 6 tháng trở lên và 5 năm trở xuống có 87 người(66.4%)      ° Trong đó có đến 88 người(76.2%) cho biết họ có những triệu chứng như căng thẳng tột độ và mất khả năng thích nghi với môi trường, 33 người(25.2%) cho biết rằng họ bị trầm cảm nặng  III. Phương án giải quyết    1. Ban hành sách hướng dẫn phòng chống quấy rối người lao động tại nơi làm việc Phản ánh tình trạng hiện hành, Bộ đã quyết định ban hành sách hướng dẫn phòng chống quấy rối người lao động tại nơi làm việc bao gồm đầy đủ và chi tiết những nội dung liên quan như phòng chống và xử lý khi bị quấy rối. <자료=고용노동부> 2. Những loại hình chủ yếu của việc quấy rối người lao động tại nơi làm việc    ° Những hành vi quấy rối gây ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể người lao động như bạo lực trực tiếp lên thân thể người lao động, ném đồ vật vào người lao động, những thái độ mang tính uy hiếp đối với người lao động.      ° Những hành vi quấy rối gây ảnh hưởng tới tinh thần của người lao động như lời nói mang tính khó chịu hay những lời phỉ báng, vv    ° Những hành vi quấy rối liên quan đến tình dục như những lời nói hay những hành độn khiến người lao động cảm thấy ác cảm    ° Những hành vi quấy rối gây ảnh hưởng đến kinh tế của người lao động như đề cập đến thành quả trong công việc, những đánh giá nhân viên mang tính bất công,vv    ° Những hành vi quấy rối gây ảnh hưởng đến quan hệ của những người lao động trong cùng một nơi làm việc như những thay đổi trong nhân sự mang tính bất công, những hành vi bất lịch sự, vv    ° Những yêu cầu thái quá trong công việc như chỉ thị công việc quá đà hay có những hành vi can thiệp vào công việc của người lao động một cách thái quá, vv    ° Những hành vi bất công trong công việc như không giao việc cho người lao động hay không cho người lao động cơ hội được làm việc hay thăng tiếng, vv   ° Một số những hành vi khác khiến cho người lao động gặp những rắc rối khó giải quyết trong lao động  3. Cách phòng chống xảy ra những hành vi quấy rối người lao động tại nơi làm việc   <자료=고용노동부> ◆ Chủ lao động     ° Tổ chức những chương trình phòng chống và xử lý khi xảy ra những hành vi quấy rối     ° Hướng dẫn những chính sách trong quấy rối người lao động     ° Hướng dẫn cách giải quyết khi xảy ra sự việc     ° Kiểm tra và quản lý định kì những yếu tố nguy hiểm có thể gây ra những hành vi quấy rối     ° Cung cấp những thông tin hay tổ chức những buổi giáo dục về quấy rối người lao động ◆ Người lao động    ° Tôn trọng mọi mối quan hệ trong công việc    ° Có những đồng cảm và thấu hiểu với các đồng nghiệp khác tại nơi làm việc    ° Kiểm tra và quản lý định kì những yếu tố nguy hiểm có thể gây ra những hành vi quấy rối    ° Phải thực hiện đúng những quy định về những hành động mà người lao động có thể làm  Bài viết của chúng tôi sẽ dừng tại đây. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những vụ án tiêu biểu có liên quan, những phán quyết của tòa án cũng như cách giải quyết nếu như bản thân chúng ta là người bị hại trong trường hợp xảy ra quấy rối tại nơi làm việc nhé. Xin chào và hẹn gặp lại quý bạn đọc trong phần tiếp theo. (Còn tiếp)
    • Tiếng Việt
    • Việc học của tôi
    2021-03-24
  • Lao động người nước ngoài có thể đổi nơi làm việc nếu kí túc xá mình đang ở là nhà ở bằng túi nilong
    <사진=경기도>   <한국어 http://www.danews.kr/news/view.php?no=5899>  Theo điều luật cũ, mặc dù lao động người nước ngoài gặp nhiều khó khăn và những bất cập tại nơi làm việc cũng không thể tùy tiện đăng kí đổi nơi làm việc thì bắt đầu từ bay giờ, những lao động người nước ngoài đang phải gặp những bất tiện trong sinh hoạt do chủ lao động sắp xếp như ở kí túc xá được làm bằng chất liệu nilong hay những bất cập lớn mà bản thân mình gặp phải tại nơi làm việc thì người lao động đó có quyền đăng kí thay đổi nơi làm việc.   Chính phủ đã có bài phát biểu liên quan đến Phương án cải thiện điều kiện làm việc dành cho lao động người nước ngoài vào ngày 2 tháng 3 vừa qua. Vào tháng 12 vừa qua đã có một vụ tử vong của người lao động mang quốc tịch Campuchia do nhiệt độ ngoài trời rất lạnh nhưng người lao động này vẫn phải ở kí túc xá chỉ được làm bằng chất liệu là nilong đã bùng lên một luồng dư luận tiêu cực, lên án những vẫn đề bất cập mà lao động người nước ngoài đang gặp phải, cũng chính vì điều này mà Chính phủ cũng đưa ra những phương án giải quyết mới. Lao động người nước ngoài khi gặp phải những bất cập xảy ra tại nơi làm việc có thể đăng kí đổi cơ sở làm việc là nội dung được đề cập chính trong đề án cải thiện lần này Chính phủ. Theo quy định hiện tại, khi lao động người nước ngoài được chủ lao động tuyển dụng để làm việc tại một cơ sở làm việc nào đó thì lao động người nước ngoài sẽ phải làm việc tại đó mà không được phép đăng kí đổi nơi làm việc.  Kể từ nay trở đi, khi lao động người nước ngoài gặp những bất cập trong sinh hoạt như phải sống trong kí túc xá được xây dựng bằng chất liệu nilong hay chủ lao động vi phạm luật an toàn y tế trong công nghiệp dẫn đến những lao động người nước ngoài phải nghỉ làm việc từ 3 tháng trở lên hay bị bệnh nặng, những tai nạn nghiêm trọng tại cơ sở lao động, chủ lao động không đăng kí bảo hiểm dành cho người lao động, người lao động trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, vv sẽ được quyền đăng kí thay đổi cơ sở lao động mà mình đang làm việc.  Mặt khác, nhằm mục đích cải thiện những khó khăn về mặt sinh hoạt như điều kiện sống khổ cực, khó khăn của những lao động đang làm việc trong ngành nông ngư nghiệp, Chính phủ đã đưa ra phương án không cấp giấy phép được tuyển dụng lao động dành cho những cơ sở lao động mà kí túc xá được dựng bằng chất liệu nilong, vv Tuy nhiên nếu cơ sở đó đang thay đổi kí túc xá mà phải dựng tạm loại hình kí túc xà làm bằng nilong này thì sẽ có ngoại lệ trong khoảng 6 tháng. Nếu 6 tháng sau mà cơ sở lao động vẫn chưa cải tạo lại kí túc dành cho nhân viên thì giấy phép tuyển dụng lao động sẽ bị hủy, lao động người nước ngoài được phép đăng kí đổi sang cơ sở làm việc khác.  Những lao động đang làm việc trong ngành nông ngư nghiệp có thể đăng kí bảo hiểm quốc dân ngay lập tức. Chính phủ cũng đã đưa ra những phương án giải quyết những góc khuất trong việc đăng kí bảo hiểm quốc dân. Hiện tại, tất cả những lao động đang làm việc tại xưởng đều được mua bảo hiểm lao động. Tuy nhiên đối với những lao động người nước ngoài đang làm việc trong ngành nghề nông sản và ngư nghiệp, người lao động phải nhập cảnh từ sau 6 tháng trở lên mới được đăng kí bảo hiểm nên xảy ra nhiều những vấn đề mang tính hệ lụy. Những vấn đề được nêu ra ở đây đó chính là họ phải lao động trong hiện trạng không được bảo hộ của bảo hiểm trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh cho đến khi họ đủ điều kiện đăng kí mua bảo hiểm. Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó. Sau 6 tháng họ sẽ được đăng kí mua bảo hiểm nhưng họ sẽ phải chịu mức bảo hiểm gấp đôi người đăng kí thông thường là từ 100,000won~ 140,000won, đây thực sự là một vấn đề cần phải được giải quyết.  Trong tình trạng hiện tại, Chính phủ đã quyết định giải quyết những góc khuất trong vấn đề đăng kí bảo hiểm quốc dân bằng cách đưa ra phương án rằng tất cả những lao động người nước ngoài sau khi nhập cảnh có thể đăng kí mua bảo hiểm quốc dân ngay lập tức. Ngoài ra, lao động người nước ngoài cũng sẽ là những đối tượng được miễn giảm phí bảo hiểm(22%), trong thời gian tới Chính phủ cũng sẽ có những kế hoạch hỗ trợ phí bảo hiểm quốc dân(28%) lao động người nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực nông ngư nghiệp.
    • Tiếng Việt
    • Việc học của tôi
    2021-03-10

실시간 Việc học của tôi 기사

  • Một gia đình đa văn hóa của một lao động người nước ngoài thành công tại Hàn Quốc
    Bài viết dưới đây là bài phát biểu của Ho Su-jin đến từ Việt Nam trong tự truyện về chủ đề thích nghi cuộc sống Hàn Quốc của phụ nữ kết hôn nhập cư tại chương trình ‘Gia đình thành phố Gunpo Home coming Day’ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11 vừa qua. Chúng tôi xin được phép giới thiệu đến các bạn những gian khó trong quá trình thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc cũng như những hạnh phúc và hy vọng về tương lai của người phụ nữ kết hôn nhập cư. <Ảnh=Papaya Story>   Xin chào. Tôi tên là Ho Su-jin đến từ TP Hồ Chí Minh, một thành phố thuộc miền nam Việt Nam. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của TP Hồ Chí Minh. Gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và đông anh chị em. Tôi là con thứ 8 trong gia đình có 10 anh chị em. Trên tôi có 7 anh trai, chị gái và dưới tôi có 2 em. Có lẽ vì nhà đông anh chị em nên tôi trưởng thành khá sớm và từ nhỏ tôi đã nhận thức được gia cảnh khó khăn của mình. Vì vậy, tôi tự nhủ rằng tôi phải học tập thật chăm chỉ và thành công để có thể giúp đỡ cha mẹ. Vì lý do này, tôi đã mang ước mơ được đến Hàn Quốc để kiếm tiền, và cuối cùng tôi đã có thể đến Hàn Quốc với tư cách là một lao động người nước ngoài.   Chuyển đổi từ visa E-9 sang E-7 Những ngày đầu tiên khi đến Hàn Quốc, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết và thức ăn khác biệt so với quê hương của tôi. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi sống một mình xa gia đình nên tôi nhớ quê hương và gia đình vô cùng. Sống một mình nơi đất khách xa xôi và làm việc ca đêm trong suốt một thời gian đã khiến cả tâm hồn và thể xác tôi thường xuyên đau bệnh vì nhớ nhung. Nhưng trong tôi có ước mơ và trong khoảng thời gian vượt qua khó khăn đã giúp tôi dần quen với cuộc sống ở Hàn Quốc. Khi tôi dần quen với cuộc sống ở Hàn Quốc, tôi nghĩ rằng mình nên tận dụng thời gian ban ngày để học tiếng Hàn vì tôi làm việc ca đêm. Vì vậy, tôi đã đến Trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa và cố gắng chăm chỉ học tiếng Hàn. Nhờ chăm chỉ học tiếng Hàn mà tôi đã đạt điểm cao trong kỳ thi TOPIK và đã có thể đổi sang visa lao động lành nghề E-7. Nhờ có visa này mà tôi đã có thể lưu trú tại Hàn Quốc lâu hơn.   Lập gia đình nhưng còn có khó khăn khác Tôi đã không nghĩ đến chuyện hôn nhân trong một thời gian khá dài vì tôi cần kiếm tiền để giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Rồi một hôm, tôi đến một tiệm làm tóc để làm tóc, thì chủ tiệm nói sẽ giới thiệu cho tôi một người tốt. Người đó là một khách quen của chủ tiệm, anh ấy sinh năm 85, bằng tuổi tôi. Chắc có lẽ là do duyên số, một thời gian sau, chồng tôi đã liên lạc để gặp tôi và chúng tôi đã gặp nhau ở gần nhà, ăn tối và đi uống cà phê để có thể tìm hiểu về nhau nhiều hơn. Sau buổi gặp đầu tiên như thế, chúng tôi bắt đầu hẹn hò với mục đích tiến tới hôn nhân và sau đó chúng tôi đã kết hôn sau 6 tháng yêu nhau. Vì tôi đã sống một mình xa gia đình trong một thời gian dài, tôi rất háo hức và hạnh phúc khi nghĩ rằng mình sẽ có một gia đình ở Hàn Quốc. Nhưng sau khi kết hôn, đã có những khó khăn khác xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại.   Giao tiếp là một vấn đề quan trọng Vì là người nước ngoài, lại không thông thạo tiếng Hàn nên tôi nghĩ mình chưa hiểu ý của chồng và mẹ chồng. Cũng có lúc mẹ chồng không hài lòng về tôi vì những hiểu lầm đáng tiếc. Tôi đã rất cố gắng theo cách của mình nhưng khác với con dâu Hàn Quốc nên đã có nhiều xung đột với gia đình chồng. Đặc biệt, tôi thường xuyên cãi vã với chồng vì chúng tôi có những quan điểm khác nhau về 'Nuôi dạy con cái' và 'Phương pháp giáo dục'. Có nhiều ý kiến cho rằng, hầu hết các gia đình đa văn hóa đều có nhiều xung đột quan điểm do khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán và phương pháp nuôi dạy con cái. Và vấn đề này không chỉ là vấn đề của gia đình chúng tôi, mà là vấn đề của tất cả các gia đình đa văn hóa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi nên học tiếng Hàn chăm chỉ hơn nữa. Tôi lạc quan tin rằng nếu tôi giỏi tiếng Hàn, tôi sẽ có thể giao tiếp với chồng hoặc mẹ chồng suôn sẻ hơn, chúng tôi sẽ có thể hiểu nhau sâu sắc hơn và sẽ có thể từng bước một giải quyết được những vấn đề khó khăn.   Cuộc sống Hàn Quốc hạnh phúc hơn Dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng hiện tại chồng tôi, tôi và hai con đang cùng chung sống rất hạnh phúc trong một gia đình hòa thuận. Đôi khi tôi cũng chạnh lòng, nhưng dù sao thì tôi cũng rất biết ơn vì chồng và mẹ chồng đã luôn ở bên và cùng nhau chăm sóc hai đứa con yêu quý của tôi. Mong ước của tôi là gia đình chúng tôi sẽ luôn khỏe mạnh và tràn ngập tiếng cười. Và tôi hy vọng tất cả mọi người cũng sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-16
  • Để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc trong 11 năm qua 'Bản thân mình đã cố gắng hết sức rồi ... đã vất vả nhiều rồi ...'
    Bài viết dưới đây là những chia sẻ của cô Park Mi-hyang đến từ Trung Quốc trong tự truyện về chủ đề thích nghi cuộc sống Hàn Quốc của phụ nữ kết hôn nhập cư tại chương trình ‘Gia đình thành phố Gunpo Home coming Day’ được tổ chức vào ngày 5 tháng 11 vừa qua. Chúng tôi xin được phép giới thiệu đến các bạn những gian khó trong quá trình thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc cũng như những hạnh phúc và hy vọng về tương lai của người phụ nữ kết hôn nhập cư. <Ảnh=Papaya Story>   Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Tôi là Park Mi-hyang đến từ Thẩm Dương, Trung Quốc. Tôi đã đến Hàn Quốc được 11 năm và đã kết hôn được 10 năm. Tôi là người dân tộc thiểu số gốc Triều Tiên của Trung Quốc. Từ khi còn nhỏ, tôi đã theo học các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Hàn-Trung. Và tôi đã tốt nghiệp tại một trường đại học ở tỉnh Sơn Đông. Tôi đã học chuyên ngành tiếng Nhật ở trường đại học và đã đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp. Và tôi cũng đã theo học chuyên ngành tiếng Nhật tại một trường cao học ở Nhật Bản. Sau 4 năm học đại học ở Nhật Bản, tôi đã đi làm thêm ở nhiều nơi và tự trang trải chi phí sinh hoạt, học phí và chi phí du học. Tuy vất vả nhưng tôi thật sự rất vui và đó là khoảng thời gian mà tôi trưởng thành nhất.   Mối nhân duyên với chồng Năm 2011, thông qua giới thiệu của một người bạn ở Trung Quốc, tôi đã liên lạc với chồng hiện tại qua e-mail. Và vào khoảng tháng 5 năm 2011, tôi đã gặp chồng tôi lần đầu tiên tại Nagoya khi anh ấy đến Nhật Bản du lịch. Chúng tôi đã đi du lịch cùng nhau như những người bạn trong 4 ngày 3 đêm. Tôi đã yêu chồng tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên vì khi đó tôi thấy rất thoải mái với anh ấy. Ngày anh ấy về Hàn Quốc, tôi đã khóc rất nhiều vì quá buồn. Sau đó, tôi và chồng tôi đã bắt đầu mối quan hệ yêu xa khi cùng đi đi về về giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Lúc đó tôi thực sự rất hạnh phúc. Nhưng không có ai chúc phúc cho tôi và chồng tôi. Điều kiện của chồng tôi về học vấn và tài sản, v.v... không được tốt cho lắm. Nhưng tôi lại cảm thấy rất thoải mái và hạnh phúc khi có anh ấy ở bên cho dù điều kiện có như thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, sau 6 tháng hẹn hò, tôi đã từ bỏ cuộc sống ở Nhật Bản và đến Hàn Quốc. Trong 9 năm chung sống, chồng tôi đã tốt nghiệp đại học trong khi đang làm việc cho một công ty, lương năm cũng đã tăng dần lên. Giờ đây, chúng tôi cũng đã có nhà và có một cậu con trai khá kháu khỉnh và khỏe mạnh.   Cuộc sống Hàn Quốc Tôi đã học tiếng Hàn ở Trung Quốc từ khi còn nhỏ, nên tôi nghĩ rằng cuộc sống ở Hàn Quốc sẽ không có gì khó khăn lắm. Nhưng thực tế trong cuộc sống, điều đó hoàn toàn không phải như vậy. Tôi đã phải mất một thời gian khá dài và rất khó khăn để có thể thích nghi vì ngôn ngữ và văn hóa quá khác biệt. Đầu tiên, tôi cảm thấy bất đồng trong ngôn ngữ. Tôi được tiếp xúc với tiếng Hàn từ nhỏ, nhưng do không sử dụng tiếng Hàn trong cuộc sống hàng ngày nên tôi đã rất kém về mặt ngữ điệu, lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt, v.v. Và do tôi vừa từ Nhật trở về, nên khi tôi cố gắng nói, thì ngôn ngữ cửa miệng đầu tiên của tôi sẽ là tiếng Nhật hoặc tiếng Trung. Thỉnh thoảng, có một số người Hàn Quốc hỏi tôi rằng tôi đến từ Nhật Bản hay Bắc Triều Tiên. Tôi rất ngại mỗi khi nói tiếng Hàn, nhưng khi gặp gỡ mọi người, tôi cố gắng tiếp tục nói và tôi dùng việc xem tin tức, v.v... để có thể học thêm tiếng Hàn. Và cuối cùng thì tiếng Hàn của tôi cũng dần dần được cải thiện.   Những trống trải và tiếc nuối Vào tháng 11 năm ngoái, tôi đã xin nghỉ việc ở công ty mà tôi đã làm việc 9 năm và đã nghỉ phép ở nhà trong một năm. Trong một năm nghỉ phép, nhìn lại chặng đường 11 năm đã qua, đâu đó còn đọng lại trong tôi những tiếc nuối và trống trải. Đó chính là tôi chưa có ước mơ nào dành cho mình. Giờ đây, tôi đang rất cố gắng để biết mình là ai và tôi đang bắt đầu tìm kiếm những điều tôi thực sự muốn làm. Vào thời điểm này của năm ngoái, tôi không có bất kỳ giấc mơ nào. Một năm đã trôi qua và đến thời điểm hiện tại, tôi có 5 ước mơ. Khi tôi nghĩ về những ước mơ mới này, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và trống ngực cứ đập liên hồi.   5 ước mơ của tôi Vì dịch bệnh Corona, tôi đã bắt đầu leo núi với con trai mình từ cuối năm ngoái. Kể từ năm ngoái cho đến nay, chúng tôi đã leo núi tổng cộng 27 lần. Tôi thật sự rất vui và hạnh phúc khi vừa leo núi vừa trò chuyện với con trai và vừa cảm nhận được sự thay đổi theo bốn mùa trong năm của vùng đồi núi. Tôi cũng đã hứa với con trai rằng, ngay cả khi tôi trở thành một bà lão thì tôi vẫn sẽ leo núi 100 lần, 1,000 lần cùng con. Và việc leo núi đã trở thành một sở thích chung của chúng tôi và cũng là ước mơ của tôi. Khi đi leo núi hoặc đi chơi, tôi rất thích chụp ảnh. Trong quá trình chụp nhiều ảnh nhu vậy, tôi cảm nhận được những bức ảnh ấy rất thú vị và cảm thấy thực sự tự hào khi chụp được những khung hình đẹp. Vào năm tới, tôi dự định mua một chiếc máy ảnh đã qua sử dụng và muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Sau này, tôi sẽ chụp lại những khoảnh khắc cuộc sống hàng ngày của con trai và gia đình chúng tôi, và sẽ lưu giữ thành một album kỷ niệm. Và trong năm nay, nhờ có cơ hội tham gia vào hoạt động trị liệu trò chơi tại một nhà trẻ mà tôi đã được tiếp xúc với ngành tâm lý học. Trong quá trình tiếp xúc với ngành này, tôi mới biết mình tự ti và hơi trầm cảm. Vì vậy, tôi đã bắt đầu nhận tư vấn và điều trị bệnh trầm cảm. Tôi cũng đang nhận tư vấn vợ chồng. Qua tư vấn vợ chồng, tôi đã có thể biết được những nỗi đau của chồng, tôi cũng như được tiếp thêm sức mạnh tâm hồn, giúp cuộc sống vợ chồng hiện tại của chúng tôi được tốt đẹp hơn. Sau này, thông qua việc nghiên cứu tâm lý học, tôi muốn mình trở thành một nhà tư vấn trị liệu cho gia đình. Tôi cũng rất thích viết văn. Sau này, tôi muốn viết về những chuyến leo núi cùng con trai, quá trình trở thành một nhiếp ảnh gia và quá trình trở thành một nhà tư vấn tâm lý. Và ước mơ của tôi là xuất bản một quyển sách của riêng mình trước khi tôi 60 tuổi. Hai năm trước, tôi đã tự học viết mã code. Sau khi có thể viết mã code, tôi muốn tạo một trang web cho con trai mình. Trên trang web đó, tôi muốn ghi lại quá trình trưởng thành của con qua những bức ảnh và bài viết mà tôi đã thực hiện.   "Bản thân mình đã cố gắng hết sức rồi, đã vất vả nhiều rồi" Tôi đã đấu tranh rất quyết liệt trong 11 năm qua tại Hàn Quốc. Từ bây giờ, tôi muốn sống phần đời còn lại của mình với chút nhàn hạ vì hạnh phúc của chính mình. Và cuối cùng, tôi muốn nói với mình rằng "Mi-hyang à, để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc trong 11 năm qua, bản thân mình đã cố gắng hết sức rồi, đã vất vả nhiều rồi". Sau này, trong phần đời còn lại, tôi sẽ thực hiện lần lượt từng ước mơ nhỏ bé của mình và sống thật hạnh phúc. Xin cảm ơn.
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-11-10
  • Người nước ngoài cũng có thể vừa làm việc, vừa học lấy bằng đại học!
    Bạn có biết rằng người nước ngoài cũng có thể vừa đi làm vừa lấy bằng đại học không? <Ảnh người nước ngoài tham gia các lớp học tiếng Hàn tại Học viện Sejong.Học viện Sejong> Tại Hàn Quốc, với ý nghĩa "Việc học là việc phải được tiếp tục cả đời" nên các chương trình giáo dục trọn đời đang rất phát triển. Không phải là việc học sẽ kết thúc ở cấp đại học, mà khi bạn có nguyện vọng thì bạn cũng có thể học dù cho tuổi đã cao. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều chế độ đa dạng nhằm tạo điều kiện để những người có tuổi cũng có thể học đại học. Và một trong số đó là Hệ thống tín chỉ.   Hệ thống tín chỉ là gì? Hệ thống tín chỉ là một chế độ công nhận các hình thức học tập khác nhau bên ngoài trường học dưới dạng tín chỉ đại học và cấp bằng tốt nghiệp cho các học viên. Vì các khóa học chủ yếu được thực hiện qua online, nên học viên có thể vừa học vừa làm. Các học viên có thể học trực tuyến vào bất kỳ thời điểm nào mà họ muốn. Và khi học viên đạt được 80 tín chỉ thì sẽ được cấp bằng cử nhân cao đẳng, 140 tín chỉ thì sẽ được cấp bằng cử nhân đại học.   Không phải ai cũng nên thử sức Tất nhiên, vì hầu hết các khóa học đều bằng tiếng Hàn, nên những người nước ngoài có ý chí mạnh mẽ và muốn lấy bằng trong thời gian đang đi làm, thì cần thử sức một lần. Mặc dù đây là những chương trình học được phổ biến rộng rãi nhưng không dễ để có thể dễ lấy được bằng cấp. Nếu bạn quyết tâm lấy bằng cử nhân cao đẳng khi làm việc tại Hàn Quốc và dành toàn bộ tâm sức của mình cho công việc và học tập, thì hãy đọc thật kỹ bài viết sau. Nếu chưa, thì bạn cũng có thể xem trên tinh thần tham khảo nhé~   Có thể học ở bất cứ nơi đâu? Các trường có thể công nhận tín chỉ được quy định theo Hệ thống tín chỉ. Vì vậy, trước khi đăng ký khóa học, trước tiên bạn cần phải kiểm tra xem trường đó có công nhận tín chỉ theo Hệ thống tín chỉ hay không. Thông thường thì các trường như ‘Trung tâm giáo dục trọn đời Trường đại học 000’ sẽ được công nhận. Sau khi đăng ký, bạn phải học ít nhất 18 tín chỉ mỗi học kỳ, vì vậy bạn phải học ít nhất 6 môn, mỗi môn 3 tín chỉ. Điều này có nghĩa là bạn phải tham gia các lớp học trực tuyến 18 tiếng trên một tuần. Không phải là không thể vì bạn có thể tham gia lớp học vào cuối tuần, nhưng bạn cần phải điều chỉnh tốt công việc ở công ty. Học phí thường dao động từ 30,000 won đến 50,000 won cho mỗi tín chỉ. Và bạn cũng có thể tìm trường có học phí rẻ hơn để đăng ký.   Hãy bắt đầu với việc đăng ký Hệ thống tín chỉ Để lấy bằng thông qua Hệ thống tín chỉ, trước tiên bạn cần phải đăng ký học viên trên trang web Hệ thống tín chỉ (www.cb.or.kr). Trong trường hợp này, các hồ sơ mà người nước ngoài cần chuẩn bị là ▲ Thẻ đăng ký người nước ngoài (Giấy xác nhận nơi cư trú hiện tại trong nước) ▲ Hồ sơ tốt nghiệp cao nhất (Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên), v.v. Trên thực tế, người nước ngoài không dễ dàng để có thể thực hiện các quy trình này một mình. Hãy tìm đến các trung tâm hỗ trợ người nhập cư gần nhất và yêu cầu giúp đỡ. Và cần nỗ lực hết mình để học tiếng Hàn. Nếu bạn cố gắng hết sức, bạn có thể lấy được bằng đại học khi làm việc tại Hàn Quốc!   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-10-25
  • Gia đình đa văn hóa có nên thử sức với khóa đào tạo bảo mẫu tư nhân trong vòng 2 tuần không?
    Bộ Bình đẳng giới và gia đình và Viện xúc tiến sức khỏe và gia đình Hàn Quốc đang tiến hành một dự án đào tạo thí điểm bảo mẫu tư nhân, dành cho những người đang làm việc hoặc mong muốn làm việc bảo mẫu. <Ảnh=Viện xúc tiến sức khỏe và gia đình Hàn Quốc> Dự án thí điểm này có thể được xem là bước chuẩn bị sơ bộ cho việc áp dụng hệ thống quản lý chứng chỉ bảo mẫu công lập. Với kế hoạch là qua việc tổ chức khóa đào tạo thí điểm về dịch vụ bảo mẫu dành cho các bảo mẫu tư nhân, sẽ tiến hành cải thiện hệ thống đào tạo bảo mẫu công lập và tư nhân để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ. Những bảo mẫu muốn tham gia dự án thí điểm này có thể nộp đơn cho Viện xúc tiến sức khỏe và gia đình Hàn Quốc đến ngày 30 tháng 9 tới. Những bảo mẫu được tuyển chọn sẽ trải qua quá trình xác nhận danh tính, kiểm tra tính cách, kiểm tra năng khiếu và sẽ tham gia đào tạo trong 80 tiếng từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 10. Tất cả chi phí đào tạo sẽ được chính phủ trợ cấp và khi hoàn thành khóa đào tạo từ 90% trở lên sẽ nhận được chứng chỉ hoàn thành chương trình học từ giám đốc trung tâm đào tạo. Số lượng người tham gia là 100 người và trong trường hợp có nhiều người nộp đơn thì sẽ ưu tiên cho người đăng ký trước. Dự án thí điểm sẽ được tiến hành tại bốn cơ sở giáo dục thuộc khu vực đô thị là▲ Trung tâm phát triển nguồn nhân lực phụ nữ Gangbuk ▲ Trung tâm phát triển nguồn nhân lực phụ nữ Gwanak ▲ Trung tâm phát triển nguồn nhân lực phụ nữ Songpa ▲ Seongnam YWCA. Người kết hôn nhập cư nếu có mong muốn làm công việc bảo mẫu thì nên tận dụng cơ hội này. Thứ trưởng Bộ Bình đẳng giới và gia đình Lee Ki-soon cho biết "Dựa trên kết quả của dự án thí điểm, chúng tôi sẽ xúc tiến việc áp dụng hệ thống quản lý chứng chỉ đối với các bảo mẫu để các bậc phụ huynh có thể yên tâm sử dụng dịch vụ chăm sóc trẻ cho con em mình".  Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Trung tâm hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ trung ương 02-3140-7908   Phóng viên Song Ha-seong
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-09-28
  • Gia đình đa văn hóa và người tị nạn cũng có thể tham gia các khóa đào tạo nghề miễn phí tại Đại học Bách khoa Hàn Quốc
    Gia đình đa văn hóa và người tị nạn cũng có thể tham gia các khóa đào tạo nghề tạiTrường cao đẳng kỹ thuật tổng hợp Đại học Bách khoa Hàn Quốc. <Ảnh=Đại học Bách khoa Hàn Quốc> Đại học Bách khoa Hàn Quốc, được thành lập nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của người dân và nuôi dưỡng nhân lực công nghiệp, đã đưa thông báo sẽ mở rộng phạm vi tuyển sinh đối với người tị nạn và các gia đình đa văn hóa, tạo điều kiện để họ tham gia các khóa đào tạo nghề (Đào tạo không cấp bằng) bắt đầu từ năm 2023. Các khóa đào tạo nghề sẽ được chính phủ tài trợ học phí hoàn toàn. Và trong trường hợp được tuyển chọn đào tạo nghề thì học viên sẽ được hỗ trợ học phí, ký túc xá, phí ăn uống v,v... Và trong một số trường hợp, học viên còn có thể được nhận trợ cấp đào tạo 110,000 won/tháng và phí giao thông. Học viên có thể tham gia các khóa đào tạo nghề tại 28 trường trên toàn quốc. Và các khóa học cụ thể tại mỗi trường sẽ có khác biệt đôi chút. Trường Jeongsu Seoul của Đại học Bách khoa khu vực Seoul, đang tổ chức các khóa học tái tuyển dụng dành cho phụ nữ trong năm nay như ▲ Giảng viên khởi nghiệp thương mại điện tử ▲ Giảng viên chăm sóc da và tư vấn hình ảnh v,v... Đại học Bách khoa ICT khu vực Gwangju, tỉnh Gyeonggi năm ngoái đã tổ chức các khóa đào tạo nghề như ▲ Kinh doanh cửa hàng trực tuyến ▲ Sản xuất nội dung web ▲ Internet vạn vật ▲ Xây dựng và vận hành mạng ▲ Phân tích và lập kế hoạch dữ liệu lớn v,v... Vì vậy, các gia đình đa văn hóa có nhu cầu tham gia khóa học nghề hãy truy cập vào trang web của Trường Đại học Bách Khoa Hàn Quốc để có thể kiểm tra các nội dung khóa học và lịch tuyển sinh chi tiết.   Chương trình đào tạo cấp bằng xuất sắc Các khóa đào tạo tại Đại học Bách Khoa Hàn Quốc đa phần rất tốt. Đại học Bách khoa là một trường đại học xuất sắc với tỷ lệ việc làm là 79% và tỷ lệ duy trì việc làm - chỉ số về mức độ hài lòng trong việc làm là 91%, trong Bản thông tin về trường đại học năm 2021 do Bộ Giáo dục công bố. Hiện tại, Trường Đại học Bách Khoa đang nỗ lực để nuôi dưỡng nguồn nhân lực trên nền tảng internet và công nghệ theo chủ trương của chính phủ về việc thúc đẩy các ngành công nghiệp mới. Chất bán dẫn, sinh học, năng lượng xanh, trí tuệ nhân tạo · kỹ thuật số và di động trong tương lai được chọn là 5 ngành công nghiệp chủ chốt và sẽ đầu tư khoảng 70 tỷ won hàng năm cho đến năm 2026, bao gồm cả việc thành lập Khoa chất bán dẫn. Học phí một học kỳ tại Đại học Bách khoa Hàn Quốc là 1,3 triệu won, chỉ bằng một phần tư so với các trường đại học khác. Gia đình đa văn hóa hoặc con cái của gia đình đa văn hóa nếu có mong muốn được đào tạo về kỹ thuật thì Đại học Bách khoa Hàn Quốc là một lựa chọn tốt. Phóng viên Lee Ji-eun  
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-09-15
  • Người nước ngoài và người kết hôn nhập cư hãy nhận đào tạo nghề bằng Thẻ học tập ngày mai quốc dân
    Chính phủ Hàn Quốc đang vận hành chế độ Thẻ học tập ngày mai quốc dân để những người đang chuẩn bị tìm việc làm hoặc tìm công việc mới sau khi nghỉ việc có thể được nhận đào tạo nghề nghiệp. <Ảnh chụp từ trang chủ Thẻ học tập ngày mai quốc dân> Về cơ bản, chỉ những công dân đã nhập quốc tịch mới có thể tham gia chương trình này, nhưng người nước ngoài visa kết hôn F-6, visa định cư F-5, visa cư trú F-2, Visa Intra-company transfer D-7, visa hợp tác đầu tư D-8 và visa hợp tác thương mại D-9 cũng có thể xin cấp Thẻ học tập ngày mai quốc dân và nhận các khóa đào tạo nghề. Những người nhập cư theo diện kết hôn F-6 có thể tham gia chương trình này mà không cần bất kỳ điều kiện nào khác, nhưng những người nước ngoài khác cần có lịch sử tham gia bảo hiểm thất nghiệp.   ○ Nội dung hỗ trợ ① Hỗ trợ cơ bản 3 triệu won (Có phí tự chi trả) + Hỗ trợ thêm từ 1 đến 2 triệu won tùy theo mức thu nhập, có thể xin cấp lại sau 5 năm ② Trợ cấp khuyến khích đào tạo ○ Đối tượng có thể được hỗ trợ thêm ① Người làm công việc có thời hạn, theo phái cử, bán thời gian, công nhật ② Những người đang làm việc tại các doanh nghiệp được ưu tiên hỗ trợ ③ Người làm việc tại các khu vực khủng hoảng việc làm và các ngành hỗ trợ việc làm đặc biệt ④ Người có thu nhập trung bình từ 60% trở xuống (2 triệu won) tính đến năm hiện tại   ○ Tỷ lệ hỗ trợ ① Người tham gia bình thường : 45 ~ 85% ② Chế độ hỗ trợ việc làm quốc gia Loại I và II (Tầng lớp đặc biệt) : 80 ~ 100% ③ Chế độ hỗ trợ việc làm quốc gia Loại II (Thanh niên và trung niên) : 50 ~ 85% ④ Người nhận trợ cấp khen thưởng lao động : 72,5 ~ 92,5%   ○ Trợ cấp khuyến khích đào tạo Tối đa 116,000 won/tháng. Tỷ lệ điểm danh từ 80% trở lên và người nước ngoài cần đáp ứng một trong hai điều kiện sau thì sẽ được trợ cấp ① Người thất nghiệp tham gia khóa đào tạo từ 140 tiếng trở lên ② Người kinh doanh tự do (Tối đa 360,000 won/tháng) * Đối với đơn xin nhận trợ cấp khuyến khích đào tạo, học viên cần liên hệ với cơ sở đào tạo nơi đang theo học   ○ Tìm thông tin các khóa đào tạo có thể tham gia www.hrd.go.kr/hrdp/ti/ptiao/PTIAO0100L.do   ○ Quy trình đăng ký Để được cấp Thẻ học tập ngày mai quốc dân và đăng ký các khóa học, hãy đến trực tiếp trung tâm việc làm hoặc đăng ký trực tuyến hoặc qua di động trên trang HRD-Net.   ○ Hồ sơ đăng ký ① Người kết hôn nhập cư : Thẻ đăng ký người nước ngoài, giấy chứng nhận quan hệ gia đình ② F-5, F-2, D-7, D-8, D-9: Sẽ xét duyệt sau khi nộp thẻ đăng ký người nước ngoài * Lịch sử tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được kiểm tra tự động   ○ Liên hệ tư vấn về chế độ và điều kiện : Bộ Việc làm và Lao động 1350   Papaya Story
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-09-07
  • Tiến hành Giáo dục công dân hội nhập đối với người nhập tịch·người (cư trú) vĩnh viễn v,v... vi phạm luật nhẹ
    Từ tháng 7, Bộ Tư Pháp sẽ tiến hành 'Giáo dục công dân hội nhập dành cho người nhập tịch·người (cư trú) vĩnh viễn', với đối tượng là người đăng ký cư trú(F-2) và cư trú vĩnh viễn(F-5)(bao gồm người đã nộp hồ sơ), người dự kiến nhập tịch, người đã nộp hồ sơ nhập tịch v,v... Chương trình Giáo dục công dân dành cho người nước ngoài lần này được chuẩn bị với mục đích giáo dục về quyền và nghĩa vụ công dân, luật pháp trong nước cần thiết cho cuộc sống hàng ngày v,v... cho đối tượng là những người nước ngoài chuẩn bị nhập tịch. Đặc biệt, trường hợp một số người nước ngoài bị phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo do những hành vi vi phạm nhỏ ở Hàn Quốc, cần nâng cao ý thức tuân thủ luật thông qua chương trình Giáo dục công dân riêng biệt này. Đối với trường hợp người Hàn Quốc, khi bị bắt vì vi phạm luật giao thông hoặc uống rượu lái xe thì ngoài việc bị xử phạt hình sự còn phải nhận khóa giáo dục an toàn giao thông đặc biệt từ 12~48 tiếng tùy theo số lần vi phạm. Hiện tại, trong Chương trình hội nhập xã hội có nội dung liên quan đến giáo dục công dân cần thiết cho người nước ngoài nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Bộ Tư Pháp đã quyết định tiến hành chương trình 'Giáo dục công dân nhân tài ưu tú' với nội dung an ninh luật và các thủ tục đăng ký cư trú vĩnh viễn, nhập tịch dành cho các chuyên viên nghiên cứu khoa học công nghệ và du học sinh. Bộ Tư Pháp đã chuẩn bị 5 khóa học với đối tượng hoàn thành khóa học và nội dung giáo dục như sau.▲Giáo dục công dân tuân thủ luật(Người vi phạm luật nhẹ, người đăng ký cư trú và người cư trú vĩnh viễn v,v...)-Giáo dục an ninh luật, nghĩa vụ và quyền lợi của người nhập tịch và người cư trú vĩnh viễn ▲Giáo dục công dân dành cho người dự kiến nhập tịch(Người tham gia lễ trao giấy chứng nhận quốc tịch)-Những việc phải làm sau khi nhập tịch, giáo dục về luật pháp trong nước v,v... ▲Giáo dục công dân dành cho người chuẩn bị phỏng vấn nhập tịch(Người đăng ký nhập tịch)-Nghĩa vụ và quyền lợi của người nhập tịch và người cư trú vĩnh viễn, chuẩn bị phỏng vấn nhập tịch v,v... ▲(Tìm đến) Giáo dục công dân nhân tài ưu tú(Chuyên viên nghiên cứu khoa học công nghệ, du học sinh)-Thủ tục nhập tịch và cư trú vĩnh viễn, cung cấp thông tin dịch vụ cho người nước ngoài, giáo dục an ninh luật v,v... ▲Giáo dục công dân đặc biệt hóa theo khu vực dành cho người cư trú vĩnh viễn thường và người nhập tịch(Người cư trú vĩnh viễn thường và người nhập tịch)-Nghĩa vụ và quyền lợi của người nhập tịch và người cư trú vĩnh viễn, các thông tin địa phương v,v... Có thể kiểm tra lịch học, mẫu đơn đăng ký và địa chỉ của các Trung tâm hỗ trợ hội nhập di dân tại khu vực cư trú trên trang Mạng thông tin hội nhập xã hội (www.socinet.go.kr) và Hi Korea ( www.hikorea.go.kr). Để biết thêm thông tin chi tiết khác có thể liên hệ ☎1345 hoặc Trung tâm hỗ trợ hội nhập di dân của (Văn phòng)Phòng quản lý xuất nhập cảnh tại khu vực cư trú. Phóng viên Song Ha-seong  
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-07-07
  • "Trung tâm gia đình TP.Paju giới thiệu với các gia đình đa văn hóa về các dự án trong năm"
    Ngày 26 tháng 3, Trung tâm gia đình TP.Paju đã tổ chức 'Buổi giới thiệu dự án năm 2022'. Buổi giới thiệu này thường được tổ chức đầu năm trước khi các chương trình bắt đầu đi vào hoạt động dành cho toàn thể các gia đình về các dự án đa dạng sẽ được tổ chức tại trung tâm và đã được tổ chức trực tuyến. Đặc biệt, các dự án được của trung tâm được tổng quát một cách rõ ràng tại một địa điểm nên đã nhận được nhiều hưởng ứng từ phụ nữ kết hôn nhập cư, các gia đình và người nước ngoài. Trưởng trung tâm Jo Seong-shim đã nhấn mạnh thông qua lời phát biểu chào mừng: "Năm ngoái, trung tâm đã tăng cường cơ cấu và hệ thống hóa các dự án dành cho các tầng lớp thấp kém nên đã đạt được những thành tích lớn hơn bất kỳ các năm khác(40.000 người tham gia). Năm nay với tên gọi mới là Trung tâm gia đình chúng tôi cũng sẽ bắt đầu có những thay đổi mới. Chúng tôi sẽ nâng cao hình ảnh là một cơ quan cung cấp dịch vụ một cách toàn diện cho tất các các gia đình và linh hoạt hóa dịch vụ để có thể trở thành cơ quan phúc lợi gia đình duy nhất tại thành phố Paju." Tiếp theo, trước sự giới thiệu toàn diện về dự án, các gia đình đa văn hóa đã tham gia dự án trung tâm năm ngoái cũng đưa ra những cảm nhận của họ. Chị Maria đến từ Philippines, người đã từng hoạt động với tư cách là một giảng viên đa văn hóa, bày tỏ: "Thông qua những bài giảng đa văn hóa, tôi vừa dạy học sinh và vừa có được những trải nghiệm đặc biệt cho bản thân và tôi cảm thấy tự tin vì mình cũng có thể làm được những điều như vậy. Tôi đã từng tham gia nhiều chương trình của trung tâm và đã có những trải nghiệm đa dạng. Tôi rất cảm ơn vì mặc dù trong mùa dịch nhưng vẫn có được những kinh nghiệm và kỉ niệm đẹp như vậy". Trong phần giới thiệu cụ thể về các dự án, các nhân viên phụ trách từng dự án đã trực tiếp giới thiệu về hơn 17 dự án của trung tâm. Sau đó là phần trả lời các câu hỏi thông qua tin nhắn được tổ chức, những người trả lời đúng nhận được những phần quà mà trung tâm đã chuẩn bị. Buổi giới thiệu này nhận được nhiều hưởng ứng vì đây là cơ hội các gia đình tham gia trực tuyến có thể biết trước và lên kế hoạch tham gia những dự án của trung tâm trong cả năm. Phóng viên Sung Hasung
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-03-31
  • Phụ nữ nhập cư kết hôn đi học và tham gia các hoạt động xã hội để trở thành người mẹ tự tin và kiêu hãnh
    Mẹ em cũng đến từ Trung Quốc "Cô giáo ơi, mẹ em cũng là người Trung Quốc. Nhưng mẹ bảo em là đừng nói với ai cả." Sau khi kết thúc tiết học đa văn hóa và đến giờ nghỉ giải lao một em học sinh đã đến và nói nhỏ với tôi như vậy. Chị Seo Tae-sil, giảng viên ngôn ngữ và đa văn hóa đã rất đau lòng về câu nói của em học sinh đó. "Dù là gia đình đa văn hóa thì mẹ cần phải hạnh phúc. Chỉ khi mẹ hạnh phúc, thì con cái của chúng ta mới có thể phát triển và trở thành những đứa trẻ tự tin và kiêu hãnh trong xã hội. Nếu người mẹ tự mình che giấu thân phận gia đình đa văn hóa, lòng tự trọng của đứa trẻ cũng sẽ giảm đi”. Đương nhiên, các mẹ thường lo lắng rằng nếu sự thật về mình là gia đình đa văn hóa thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các con nên đã che giấu. Nhưng việc che giấu sự thật đó cũng không thể giải quyết được gì. "Gia đình tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu nỗ lực hết mình để làm việc, thử thách bản thân và học tập trong hoàn cảnh hiện tại, thì không cần phải giấu giếm rằng mình là một gia đình đa văn hóa. Chúng ta phải tự hào về bản thân trước thì con cái sẽ tự tin theo." Trở thành người mẹ tự tin và kiêu hãnh Chị Seo Tae-sil đã gặp chồng chị và đến Hàn Quốc từ tháng 2 năm 2004, chị đã sinh được hai người con và đã nỗ lực hết mình để trở thành người mẹ đầy tự tin và kiêu hãnh trong xã hội Hàn Quốc.  Chị đã tốt nghiệp trường cao đẳng hệ 2 năm ở Trung Quốc, đến Hàn Quốc chị đã tốt nghiệp khoa văn học và ngôn ngữ Trung Quốc tại trường đại học Thông tin truyền thông Hàn Quốc, không dừng lại ở đó chị đã học lên cao học và tốt nghiệp Thạc sĩ khoa giáo dục đa văn hóa của trường đại học Kyungin.  Và năm 2020, chị đã nhập học lại tại trường đại học Thông tin truyền thông Hàn Quốc và đang theo học khoa Phúc lợi xã hội học.  Trong thời gian đó chị đã thi được nhiều chứng chỉ như giảng viên kể chuyện cổ tích, tư vấn viên tâm lý nghệ thuật, hướng dẫn đọc sách thiếu nhi nghệ thuật và giảng viên sau giờ học... "Vì tôi là người gốc Joseon nên khá quen thuộc với tiếng Hàn. Nhưng khi đặt chân đến Hàn Quốc, nó rất khác với những gì tôi đã suy nghĩ. Tôi không thể giao tiếp một cách dễ dàng, vì vậy tôi phải học lại tiếng Hàn. Năm 2004, lúc mới đặt chân đến Hàn Quốc, đã có nhiều người nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ đó là cuộc kết hôn giả. Khi bị đối xử với ánh mắt đầy định kiến như vậy, tôi nghĩ rằng, dù tôi có thể bị phân biệt đối xử nhưng không thể để cho con cái mình bị phân biệt đối xử." Làm tất cả những thứ mà tôi có thể làm trong xã hội Một mục tiêu đã được đặt ra, chị Seo Tae-sil đã làm tất cả có thể với mục tiêu phụ nữ nhập cư cần tự tin để con cái có thể trưởng thành một cách tốt hơn.  Lúc đầu, chị tham gia nhiều chương trình khác nhau tại Trung tâm Phúc lợi Lao động nhập cư Bucheon(trưởng trung tâm Song Yeon-soon), từng là chủ tịch cộng đồng người Trung Quốc, và trở thành ủy viên điều hành của nhà trẻ nơi con chị học. Chị cũng từng là thành viên của Hội đồng Phúc lợi Sosa-dong ở cộng đồng địa phương, là giảng viên ngôn ngữ đa văn hóa tại một trường tiểu học và là phóng viên người nước ngoài cho một đài truyền hình dành cho người nước ngoài, chị tự thành lập câu lạc bộ phụ nữ nhập cư với tên gọi Hội chia sẻ thành quả hạnh phúc. Sau đó, chị đã hoạt động rộng rãi hơn và nắm giữ những vai trò quan trọng trong các tổ chức như trở thành trưởng hội đồng Hội đại diện người nước ngoài, chủ tịch Hội đồng đa văn hóa trường đại học Thông tin truyền thông Hàn Quốc, Chủ tịch liên đoàn Hội cử tri phụ nữ nhập cư Hàn Quốc.. Nhờ những nỗ lực đó, chị đã nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2016, Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Thành phố Bucheon năm 2017 và Giải thưởng Đóng góp Đa văn hóa của Giải thưởng Đa văn hóa Đông A do Dong-A Ilbo tổ chức năm nay. "Điều khiến tôi vui nhất là được gia đình chúc mừng và khen ngợi. Chồng tôi và đặc biệt là con của tôi cảm thấy tự hào về tôi là lý do lớn nhất để tôi nổ lực hết mình trong cuộc sống này." Hai đứa con rất đáng yêu và thành thạo cả hai ngôn ngữ Chị Seo Tae-sil trở thành một giảng viên ngôn ngữ đa văn hóa tại một trường học tuyến đầu từ năm 2013, và đứng ra lo lắng cho con cái của các gia đình đa văn hóa. Để trẻ em từ các gia đình đa văn hóa có thể trưởng thành và phát triển giống như trẻ em Hàn Quốc trong xã hội cạnh tranh khốc liệt, các bậc cha mẹ trong các gia đình đa văn hóa cần quan tâm và hỗ trợ các con nhiều hơn các bậc cha mẹ Hàn Quốc. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ trong các gia đình đa văn hóa có tư tưởng kiếm tiền và phụ giúp gia đình ở quê nhà nên đã bỏ bê việc học hành của con cái. Ngoài ra, sự hỗ trợ và nỗ lực của chính phủ cũng rất quan trọng. Đó là do môi trường giáo dục hiện nay đang có xu hướng năng lực của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập của con cái.  "Có một hôm, có em học sinh hỏi tôi, bố mẹ em là người Trung Quốc, nhưng em sinh ra ở Hàn Quốc thì em là người nước nào. Tôi nói rằng 'Cũng nhờ thế mà hiện tại em mới có thể giỏi cả tiếng Trung và tiếng Hàn. Bây giờ vấn đề quốc tịch không phải là vấn đề quan trọng, em chỉ cần giỏi cả hai thứ tiếng và yêu cả hai đất nước như nhau là được rồi.' Gia đình đa văn hóa chúng tôi sẽ cố gắng và phấn đấu nên xã hội Hàn Quốc hãy vứt bỏ định kiến và đón nhận chúng tôi một cách nồng hậu." Phóng viên Song Hasung
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-03-28
  • Tuyển thành viên nhóm Mentoring, nhóm đóng góp tài năng toàn cầu được hình thành từ học tập
    Thành phố Suwon đang điều hành ‘Nhóm Mentoring đóng góp tài năng toàn cầu’ để hỗ trợ cải thiện khả năng học tập và điều chỉnh ổn định cuộc sống học đường của trẻ em của các gia đình đa văn hóa và thanh thiếu niên người nước ngoài. Chương trình này được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12, người cố vấn và học viên sẽ gặp nhau mỗi tháng khoảng 2~3 lần theo hình thức một kèm một với các hoạt động như ▲Hỗ trợ cải thiện năng lực học tập và khả năng thích ứng với cuộc sống học đường, ▲Hỗ trợ ổn định tinh thần thông qua học tiếng Hàn và tạo động lực học tập, tư vấn những lo lắng ▲ Thực hiện các hoạt động phù hợp cho từng đối tượng như nơi ở, lứa tuổi, nhu cầu của từng đối tượng. Địa điểm học tập sẽ được quyết định theo nguyên tắc trường học của người cố vấn hoặc sẽ Trung tâm ước mơ thanh niên toàn cầu Suwon. Theo đó, thành phố Suwon sẽ tuyển 30 cố vấn và 30 học viên từ ngày 24/2 đến 31/3. Người cố vấn phải là tình nguyện viên trưởng thành trên 20 tuổi, có chứng chỉ giảng dạy tiếng Hàn và có năng lực hỗ trợ học tập và tinh thần cho những học viên, và phải là người không có định kiến với đa văn hóa. Ưu tiên những người biết ngoại ngữ, những người có kinh nghiệm dạy kèm, những người có kinh nghiệm tiếp xúc với học sinh đa văn hóa. Học viên là những học sinh Tiểu học thuộc gia đìn đa văn hóa từ 9~13 tuổi có nguyện vọng tham gia sự hướng dẫn về học tập và tinh thần của người cố vấn. Ưu tiên học sinh thuộc các gia đình đa văn hóa đang theo học tại các trường chuyên biệt đa văn hóa toàn cầu và học sinh thuộc tầng lớp khó khăn(tầng lớp thu nhập thấp) hoặc những người cần hỗ trợ giáo dục vì thiếu các kỹ năng học tập cơ bản. Các trường chuyên biệt đa văn hóa toàn cầu của Suwon gồm có trường Tiểu học Jidong, trường Tiểu học Seryu, trường Tiểu học Namsuwon, trường Tiểu học Maesan, trường Tiểu học Hwahong và trường Tiểu học Suwon. Người cố vấn có thể nộp đơn đăng ký tại khoa Chính sách Đa văn hóa Thành phố Suwon với các hồ sơ như đơn đăng ký tham gia(dành cho người cố vấn), kế hoạch hoạt động, bản giới thiệu bản thân, giấy đồng ý cung cấp thông tin cá nhân... những học viên có thể nộp đơn đăng ký thông qua nhân viên phúc lợi xã hội tại các trường tiểu học ở quận. Nếu tuyển đủ thành viên thì sẽ kết thúc thời gian tuyển, nếu chưa đủ thành viên thì kết thúc thời gian tuyển cũng vẫn nhận đơn đăng ký. Người cố vấn(Montor) phải gửi nhật ký hoạt đông vào cuối tháng và được công nhận vào thời gian làm từ thiện. Nếu hoạt động từ 10 tiếng trở lên sẽ cấp giấy xác nhận hoạt động Mentoring. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổ chính sách đa văn hóa khoa chính sách đa văn hóa Sowon(☎031-228-2990), Trung tâm ước mơ thanh thiếu niên toàn cầu Suwon(☎031-247-1324). Phóng viên Song Hasung  
    • 한국어
    • 행사
    • Tiếng Việt
    2022-02-25
비밀번호 :